Đề bài: Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Bài làm
Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết vãn từ năm 1954, nhưng chỉ thực sự khẳng định được tài năng của mình kể từ tiểu thuyết Cửa sông (1967) và Dấu chân người lính (1972).
Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Lửa từ những ngôi nhà, Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Những người di từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện, 1983), Bến quê (tập truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), cỏ lau (tập truyện, 1989)... Ngoài truyện ngắn, tiếu thuyết. Nguyễn Minh Châu còn viết lí luận phê bình, phần lớn các bài viết được tập hợp trong cuốn “Trang giấy trước đèn” (1994).
Nguyễn Minh Châu - cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều đóng góp xuất sắc cho văn học thời kì kháng chiến chông Mĩ. Ông “kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam” đồng thời “mở đường rực rờ cho những cây bút trẻ sau này” (Nguyễn Khải).
Nguyễn Minh Châu đã được Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm 1984 - 1989 cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988-1989) cho tập truyện vừa cỏ lau. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa lúc đầu được in trong tập Bến quê, sau được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987). Chiến thuyền ngoài xa thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai, tiêu biểu cho cảm hứng thế sự, cảm hứng triết luận về nhừng giá trị nhân bản đời thường của Nguyễn Minh Châu.
1. Truyện được tố chức xung quanh một “tình huống nhận thức” nhưng điều mà Phùng và Đẩu nhận ra không hoàn toàn giống nhau.
Trong loại hình tự sự, tình huống truyện gắn chặt với diền biễn của cốt truyện. Tình huống truyện có vai trò đặc biệt quan trọng đôi với việc thể hiện tính cách, tâm lí, số phận nhân vật. Tinh huông truyện làm nổi hình, nổi sắc nhân vật và những vấn đề tư tưởng của tác phẩm. Tài năng của nhà văn bộc lộ trong việc chọn và xử lí tình huống.
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa được tổ chức xung quanh “tình huống nhận thức”. Nếu tình huống nhận thức lại chú trọng cắt nghĩa giây phút con người bừng tỉnh thấu suốt chân lí. Ớ truyện này, điều mà Phùng và Đẩu nhận ra không hoàn toàn giông nhau.
Phùng được giao nhiệm vụ đi thực tế chụp bố sung một bức ảnh cảnh biển đẹp đẽ để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật. Nơi anh tới có phong cảnh thơ mộng. Chính sự kiên nhẫn, công phu của Phùng đã khiến anh chớp được cảnh trời cho toàn bộ khung cảnh vùng đầm phá miền Trung “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Phùng thỏa mãn với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa thấp thoáng trong bầu sương mù trắng một màu sửa và pha đôi chút màu hồng hồng. Phùng “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khác trong ngần của tâm hồn”. Nhưng rồi khi chiếc thuyền đâm thẳng và trước chỗ anh đứng thì một cảnh khắc nghiệt, lam lũ lấm lem của đời thường lộ rõ. Phùng nhận ra có một mâu thuẫn, nghịch lí đang tồn tại: giữa cái đẹp vẫn có cảnh sông tăm tối, cực nhọc. Chiếc thuyền trước mặt Phùng giờ đây được thay thế băng hình ảnh người đàn bà cam chịu đầy nhẫn nhục và người đàn ông hùng hổ, thô bạo. Phùng được sống trong nhiều cảm xúc mạnh, từ ngỡ ngàng, ngơ ngác đến cảm thông, rồi thấm thìa. Niềm tin của Phùng lung lay. Anh bắt đầu ngộ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Đẩu - người bạn chiến đấu năm xưa cùng Phùng, nay là chánh án của một toà án cấp huyện. Người đàn bà được mời đến toả án đế giải quyết bi kịch gia đình. Đẩu kêu gọi hoà thuận và khuyên người đàn bà tội nghiệp li hôn để thoát khỏi những trận đòn nặng nhẹ của gã vũ phu kia. Đẩu nói với vẻ hào hứng của một người bảo vệ công lí. Anh tin thiện chí của mình sẽ thay đổi chiều hướng con đường đời của người phụ nừ làng chài khốn khổ. Nhưng anh nhầm. Anh chưa bao giờ thấu hết “nồi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Kiến thức sách vở cùng lòng tốt của Đẩu trở nên vô nghĩa lí trước cảnh huống nhân sinh đầy chua chát. Chỉ đến lúc này Đẩu mới hiểu người phụ nữ ấy dù bị đánh đập tàn bạo đến bao nhiêu đi nữa thì chị ta cũng buộc phải chấp nhận vì các con. Lí lẽ thực tế của người đàn bà làng chài đã xô đổ mớ lí thuyết đẹp đẽ củà Đẩu. Vị chánh án huyện vùng biển vỡ ra nghịch lí của cuộc sông.
2. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài. Nguyên nhân sâu xa là cảnh sống nghèo khổ, tăm tôi triền miên. Nguyên nhân sâu trực tiếp là thói vũ phu của người đàn ông.
Tình trạng bạo lực trong gia đình cậu bé Phác đem lại nỗi đau khổ nặng nề cho người phụ nữ và làm tổn thương tâm hồn của đứa trẻ con vụng dại. Người phụ nữ vừa bị hành hạ thể xác vừa bị giày vò tinh thần, vừa cam chịu vừa cảm thấy bất ổn và nơm nớp lo sợ con cái mình bị tổn thương. Đứa trẻ chứng kiến cảnh ngược đãi của cha mình, nên một mặt căm ghét cha và phản ứng mạnh mẽ trước hành động man rợ của con người ấy, mặt khác đánh mất niềm tin vào cuộc sông hiện tại.
Nguyễn Minh Châu không chỉ xót xa thương cảm người phụ nừ bất hạnh mà còn lên án sự tàn nhẫn thô bạo của người chồng trong một gia đình. Tác giả báo động về tình trạng bạo lực đang làm khô héo, rạng rỡ tâm hồn trong trẻo. Ông ngợi ca vẻ đẹp của tình mẫu tử, trân trọng khát vọng được' sống trong yêu thương, yên bình của trẻ em.
3. Thói vũ phu của người đàn ông làng chài được tác giả đặt dưới những phán xét rất khác nhau của Đẩu, Phùrig, Phác và người dàn bà.
Đẩu nhìn sự việc qua lăng kính pháp luật và thái độ thiện chí của mình. Phùng nhìn dưới góc của người nghệ sĩ thấm thìa lẽ đời sau khi thâm nhập cuộc sống. Người đàn bà từng trải và nhân hậu. Phác nhìn bằng con mắt thơ ngây. Cái nhìn hiện thực đa chiều ở Nguyễn Minh Châu tạo nên cấu trúc đối thoại cho thiên truyện. Nhà văn buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải nhập cuộc.
4. Đoạn văn cuỗi tác phẩm gợi tả ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng “Tuy là ảnh đen trắng nhưng mồi lần ngắm kĩ tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sáng sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng”, “và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh... hoà lần đám đông”. Nguyễn Minh Châu để cho Phùng tự vẽ khuôn mặt bên trong của mình. Nhà văn tô đậm tâm trạng phức hợp ở nhân vật. Bức ảnh lịch ám ảnh người nghệ sĩ nhiếp ảnh và cũng nhờ nó mà anh luôn được sống lại kỉ niệm, gặp lại màn sương hồng hồng thơ mộng. Qua tâm tư của Phùng, Nguyễn Minh Châu khẳng định: người nghệ sĩ cần gắn bó với cuộc đời, phải kiên trì tìm trong hiện thực vẻ đẹp của cuộc sông, đồng thời phải dũng cảm ghi lại những sô' phận, những cảnh đời còn lam lũ, cực khổ.
5. Qua sự đối lập giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mà phóng viên Phùng vừa thu vào Ống kính với hiện thực cuộc sống nhọc nhằn, cay cực của người dân chài, ta hiểu được dụng ý của Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu muốn nhấn mạnh nghệ thuật không được phép xa cách con người, văn chương phải nói được tận cùng nỗi khổ của con người để mà từ đó tìm ra lồi thoát thực tế cho những cảnh đời đói nghèo tăm tối. Nguyễn Minh Châu không chấp nhận cái nhìn hời hợt bên ngoài, càng không chấp nhận kiểu người đứng ngoài cuộc, đứng ở trên cao để phán xét.
Nhan đề tác phẩm một mặt gợi ra khoảng cách giữa người nghệ sĩ và hiện thực, mặt khác cho ta biết cái mục tiêu cuối cùng mà người nghệ sĩ cần phải khám phá và chiếm lĩnh toàn diện. Nguyễn Minh Châu bàn tới trường nhìn, năng lực nhìn đời, nhìn người của nghệ sĩ. Nhan đề có ý nghĩa biểu tượng, bởi vì nó hình tượng hóa tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Minh Châu.
6. Giọng điệu trần thuật của tác phẩm đa dạng.
Có khách quan, ngạc nhiên khi thuật tả cảnh đời, cảnh biển; có lo âu khi tái hiện lời thoại của người đàn bà; có xót thương, căm phẫn khi chứng kiến cảnh người đàn ông ngược đãi vợ con; có day dứt khắc khoải khi thấy người phụ nừ chưa tìm được lối thoát nào sáng sủa, có trầm tĩnh khoan hoà và tỉnh táo...