1. Giới thiệu chung về bài toán tích hợp các quy luật di truyền.

1.1. Khái niệm:

- Toán tích hợp các quy luật di truyền là dạng toán sinh học mà trong một bài toán có hai hoặc nhiều hơn hai quy luật di truyền chi phối.

1.2. Phân loại:

- Tích hợp giữa phân li độc lập và tác động qua lại giữa các gen.

- Tích hợp giữa phân li và liên kết gen.

- Tích hợp giữa phân li và hoán vị  gen.

- Tích hợp giữa liên kết và hoán vị gen.

- Tích hợp giữa liên kết và tác động qua lại các gen gen.

- Tích hợp giữa hoán vị và tác động qua lại các gen gen.

- Tích hợp giữa di truyền liên kết giới tính với các quy luật khác.

1.3. Phân biệt các quy luật di truyền riêng rẽ:

- Để làm được bài tập tích hợp các quy luật di truyền phải nắm được từng quy luật riêng rẽ về: nội dung, cơ sở tế bào, điều kiện đúng, ý nghĩa, tỷ lệ nhận biết đặc trưng.

Bảng 1:  Phân biệt các quy luật di truyền Menden và tác động qua lại.

Tên quy luật

Nội dung

Cơ sở tế bào

Điều kiện nghiệm đúng

Ý nghĩa

 

QL phân ly

- Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.

- Khi Gp các alen phân li đồng đều về các giao tử

- Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành cặp nên gen tồn tại thành cặp

- Phân li tổ hợp NST dẫn đến phân li và tổ hợp các gen.

- Các NST phân li bình thường trong giảm phân.

- Mỗi gen nằm trên 1NST

- Phân li và tổ hợp các NST là ngẫu nhiên.

- Sức sống các giao tử là ngang nhau.

- Giải thích tương quan trội lặn, không dùng F1 làm giống.

QL PLĐL

- Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.

 

- Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống;

- Giải thích được sự đa dạng, phong phú của sinh giới.

- Dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau

Tác động bổ sung

- Tương tác bổ sung là trường hợp hai hoặc nhiều gen không alen cùng tác động qua lại với nhau làm xuất hiện một kiểu hình mới.

- Các gen không tác động riêng rẽ.

- Các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên trong giảm phân hình thành giao tử.

- Mỗi gen nằm trên 1NST

- Phân li và tổ hợp các NST là ngẫu nhiên.

- Sức sống các giao tử là ngang nhau

- 2 hay nhiều gen cùng tác động qui định một tính trạng.

- Giải thích, mở rộng cho QL mendel về cách tác động giữa các gen không alen.

- Giải thích sự đa dạng trong sinh giới.

Tác động át chế

- Tương tác át chế là kiểu tương tác mà sự có mặt của gen này sẽ kìm hãm sự biểu hiện của gen khác khi chúng cùng đứng trong một kiểu gen.

Tác động cộng gộp

- Là kiểu tác động của nhiều gen không alen trong đó mỗi gen có vai trò như nhau trong sự hình thành tính trạng.

- Một số tính trạngcó liên quan tới năng suất của nhiều vật nuôi, cây trồng(tính trạngsố lượng) thường bị chi phối bởi sự tác động cộng gộp của nhiều gen không alen.

 

Bảng 2:  Phân biệt các quy luật di truyền liên kết

Quy luật

Nội dung

Cơ sở tế bào

Điều kiện đúng

Ý nghĩa

Liên kết hoàn toàn

Các gen nằm trên một NST cùng phân li và tổ hợp trong phát sinh giao tử và thụ tinh.

Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng.

Các gen liên kết hoàn toàn.

Chọn lọc được cả nhóm gen quí.

Hoán vị gen

Các gen trên cùng cặp NST đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo giữa các crômatic.

Trao đổi những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng.

Các gen liên kết không hoàn toàn.

Tăng nguồn biến dị tổ hợp.

Di truyền liên kết với giới tính

Tính trạng do gen trên X qui định di truyền chéo, còn do gen trên Y di truyền trực tiếp.

Nhân đôi, phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.

Gen nằm trên đoạn không tương đồng.

Điều khiển tỉ lệ đực, cái.

Bảng 3:  Tỷ lệ đặc trưng của các quy luật di truyền

Qui luật

Tỷ lệ lai dị hợp

Tỷ lệ lai phân tích

Ghi chú

Phân li

3:1 hoặc 1:2:1

1:1

Trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn ( mỗi gen qui định một tính trạng)

Phân li độc lập

9:3:3:1 hoặc (1:2:1)2 hoặc

(3:1)(1:2:1)

1:1:1:1

Trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn ( mỗi gen qui định một tính trạng).

Tương tác  bổ sung

9:7 hoặc 9:6:1 hoặc 9:3:3:1

1:3 hoặc 1:2:1

Hai hay nhiều gen cùng quy định một tính trạng.

Tương tác át chế

12:3:1 hoặc 13:3

2:1:1

Tương tác cộng gộp

15:1

3:1

Liên kết gen

3:1 hoặc 1:2:1

1:1

Liên kết  hoàn toàn ( mỗi gen qui định một tính trạng).

Hoán vị gen

4 nhóm khác phân li độc lập.

4 lớp kiểu hình, chia 2 nhóm = nhau

Liên kết  không hoàn toàn ( mỗi gen qui định một tính trạng).

Di truyền liên kết giới tính.

Tỷ lệ kiểu hình  phân bố không đều ở 2 giới.

Tỷ lệ kiểu hình phân bố không đều ở 2 giới.

Gen nằm trên X ( mỗi gen qui định một tính trạng).

1.4. Cơ sở lý thuyết của bài toán tích hợp các quy luật di truyền.

- Thông thường bài toán tích hợp các quy luật di truyền là bài toán xét sự di truyền của ba cặp gen, được xếp vào một trong các trường hợp sau:

(chỉ xét gen nằm trên nhiễm sắc thể thường)

Trường hợp 1:  3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau.

- Nếu bài toán có ba cặp tính trạng(mỗi gen quy định một 1 tính trạng)  à quy luật di truyền chi phối là phân li độc lập (PLĐL). Khi đó kiểu gen kí hiệu: AaBbDd

- Nếu bài toán chỉ có hai cặp tính trạng (có hiện tượng tác động qua lại các gen) à có hai quy luật di truyền chi phối là phân li và tương tác gen. Khi đó kiểu gen kí hiệu: AaBbDd

Trường hợp 2:  3 cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (NST).

- Chỉ xẩy ra trường hợp ba cặp gen qui định ba cặp tính trạng à có  sự chi phối của quy luật liên kết gen (LKG) hoặc LKG với hoán vị gen (HVG). Khi đó kiểu gen kí hiệu: ABD/abd hoặc dị hợp chéo.

Trường hợp 3:  3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể (NST). Đây là dạng toán tích hợp phổ biến nhất.

- Nếu bài toán có ba cặp tính trạng (mỗi gen quy định một tính trạng) à có sự chi phối của các quy luật: phân li (PL) với liên kết gen; phân li với HVG. Khi đó kiểu gen kí hiệu: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ ad hoặc AB/ab Dd hoặc kí hiệu dị hợp chéo tùy bài.

- Nếu bài toán có 2 cặp tính trạng à có hiện tượng tương tác gen. Như vậy đây là bài toán tích hợp giữa liên kết gen với tương tác gen hoặc hoán vị gen với tương tác gen. Thực chất là một tính trạng do tương tác gen quy định, tính trạng còn lại do một cặp gen khác quy định, như vậy cặp gen quy định tính trạng do phân li sẽ liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn với một trong hai cặp gen tương tác kia. Khi đó kiểu gen kí hiệu: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ ad hoặc AB/ab Dd hoặc kí hiệu dị hợp chéo tùy bài.

2. Các dạng bài tập tích hợp các quy luật di truyền và phương pháp giải.

2.1. Bài toán thuận:

Là bài toán cho kiểu gen hoặc kiểu hình của thế hệ P, cho biết các quy luật di truyền chi phối, yêu cầu đầu bài là tìm kết quả lai ở F1.

* Phương pháp chung:

Bước 1: chia bài toán gồm nhiều quy luật thành các bài toán nhỏ.

Bước 2: Xác định kết  quả của từng bài toán nhỏ.

Bước 3: Lấy tích các kết quả ta được kết quả cần tìm.

- Các dạng bài tập thường gặp.

2.1.1: Dạng 1: Bài tập xác định giao tử:

Ví dụ 1: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AB/abđã xảy ra hoán vị gen giữa các alen E và e với tần số 30%, alen A và a với tần số 10 %. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử được tạo ra từ cơ thể này là

A.  4,25 %.                          B.  10 %.                     C.  6,75 %.                D.  3 %.

Giải:  đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với hoán vị gen.

- Cặp gen AB/ab hoán vị gen A/a với tần số 10% à giao tử AB  = 45%.

- Cặp gen hoán vị gen E/e với tần số 30% tạo ra giao tử = 15%

- Vậy ta lấy tích à giao tử cần tìm là : 0,45 x 0,15 = 6,75%.

Ví dụ 2 :(ĐH 2011) Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen  đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử được tạo ra từ cơ thể này là :

A. 2,5%                     B. 5,0%                   C.10,0%                   D. 7,5%

Giải: đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với phân li độc lập.

-  Hai cặp gen AaBb tạo ra giao tử ab = 0,25

- Cặp gen hoán vị gen E/e với tần số 20% tạo ra giao tử  = 10%

- Vậy ta lấy tích à giao tử cần tìm là : 0,25 x 0,1 = 2,5%.

Ví dụ 3: kiểu gen AB/ab De/dE có xẩy ra hoán vị gen ở alen D và d với tần số 20%, cặp còn lại liên kết hoàn toàn, kiểu giao tử AB  DE  được tạo ra với tần số bao nhiêu ?

A. 2,5%                     B. 5,0%                   C.10,0%                   D. 7,5%

Giải: đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với liên kết gen hoàn toàn.

- Cặp gen AB/ab liên kết hoàn toàn  à giao tử AB  = 50%.

- Cặp gen De/dE hoán vị gen D/d với tần số 20% tạo ra giao tử DE = 10%

- Vậy ta lấy tích à giao tử cần tìm là : 0,5 x 0,1 =  5%.

2.1.2: Dạng 2: Bài tập xác định kiểu gen khi cho biết giao tử.

Ví dụ 1 :  biết các cặp gen đều dị hợp, giao tử được tạo ra là AB De  = 0,1 thì kiểu gen tương ứng và tần số hoán vị gen là bao nhiêu ?

Giải: đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với phân li độc lập.

- Giao tử AB được tạo ra từ kiểu gen AaBb với tần số 0,25.

- Vậy giao tử còn lại De = 0,4 > 0,25 là giao tử liên kết à kiểu gen của hai cặp còn lại là De/dE , ta có phương trình : (1- f)/2 = 0,4 à f = 0,2.

- Vậy kiểu gen cần tìm là : AaBb DE/dE với tần số hoán vị 20%.

Ví dụ 2 :  biết các cặp gen đều dị hợp, giao tử được tạo ra là A BD  = 0,2 thì kiểu gen tương ứng và tần số hoán vị gen là bao nhiêu ?

Giải: đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với phân li.

- Giao tử A được tạo ra từ kiểu gen Aa với tần số 0,5.

- Vậy giao tử còn lại BD = 0,4 > 0,25 là giao tử liên kết à kiểu gen của hai cặp còn lại là BD/bd , ta có phương trình : (1- f)/2 = 0,4 à f = 0,2.

- Vậy kiểu gen cần tìm là : AaBD/bd với tần số hoán vị 20%.

Ví dụ 3 :  biết các cặp gen đều dị hợp, giao tử được tạo ra là  AB Xm  = 0,15 thì kiểu gen tương ứng và tần số hoán vị gen là bao nhiêu ?

Giải: đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với liên kết giới tính.

- Giao tử Xm  được tạo ra từ kiểu gen XMXm  hoặc XMY với tần số 0,5.

- Vậy giao tử còn lại AB = 0,3 > 0,25 là giao tử liên kết à kiểu gen của hai cặp còn lại là AB/ab , ta có phương trình : (1- f)/2 = 0,3 à f = 0,4.

- Vậy kiểu gen cần tìm là : AB/abXMXm hoặc AB/ab XMY với tần số hoán vị 40%.

2.1.3: Dạng 3: Bài tập xác kết quả lai khi có nhiều quy luật di truyền cùng chi phối.

Ví dụ 1: Tích hợp giữa phân li và tương tác gen.

   Một loài thực vật, hai cặp gen Aa và Bb tương tác với nhau qui định màu hoa, khi trong kiểu gen có cả A và B thì cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho màu hoa trắng. Một cặp gen khác qui định chiều cao thân, alen D – thân cao; alen d – thân thấp. Xét phép lai (P): AaBb Dd x AabbDd, trong số các cây con thu được cây cao hoa đỏ chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Giải:

- Xét phép lai: AaBb x Aabb à F1: 3/8 đỏ: 5/8 trắng.

- Xét phép lai: Dd x Dd  à F1: 3/4 cao:  1/4 thấp

- Vậy kiểu hình thân cao  hoa đỏ ở thế hệ F1 là: 3/8 . 3/ 4 = 9/32.

Ví dụ 2: Tích hợp giữa phân li và liên kết gen hoàn toàn.

Một loài thực vật, gen A – thân cao, a –thân thấp; B- hoa đỏ, b- hoa vàng; D- quả tròn, d- quả dài. Cặp gen Bb và Dd nằm trên cùng một NST, biết rằng các gen liên kết hoàn toàn. Xét phép lai: P: Aa BD/bd  x Aa BD/bd, tỷ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ quả tròn ở thế hệ F1 là bao nhiêu?

Giải:

- Xét phép lai: BD/bd x BD/bd à F1: 3/4 hoa đỏ, quả tròn: 1/4 hoa vàng, quả dài.

- Xét phép lai: Aa x Aa  à F1: 3/4 cao:  1/4 thấp

- Vậy tỷ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ quả tròn ở thế hệ F1 là : 3/4 . 3/ 4 = 9/16.

Ví dụ 3: Tích hợp giữa phân li và hoán vị gen (dạng bài tập này gặp nhiều nhất trong các đề thi tuyển sinh và đề thi học sinh giỏi.

1. Ở một loài thực vật, alen A: thân cao; a: thân thấp; alen B: hoa đỏ; b: hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số I. Alen D: quả tròn; d: quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II, các gen trội hoàn toàn. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau. Tính tỉ lệ cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2?

Giải:

- F1: Dd x Dd  => F2:  (3/4D- : 1/4dd)

- F2: Thu được cây thân thấp, hoa vàng, quả dài (aa,bb,dd) = (aa,bb) x (dd)

                                                                                              = (aa,bb) x 1/4 = 4%

 => Kiểu hình thân thấp, hoa vàng (aa,bb) = 16%

- Xét riêng sự di truyền 2 cặp gen liên kết ở F2:Ta có tỉ lệ cây cao hoa đỏ (A-,B-) – tỉ lệ cây thấp hoa vàng (aa,bb) = 50% -> Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ (A-,B-) là:

            50% + 16% = 66%.

- Vậy ta có: Cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 (A-,B-,D-) là:

            66% x 3/4 = 49,5%.

2. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai AaBb De/dE x aaBb De/dE cho đđời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên lần lượt là.

A. 7,22% và 19,29%                                 B. 7,22% và 20,25%

C. 7,94% và 19,29%                                 D. 7,94% và 21,09%

Giải:

Tỷ lệ kiểu gen dị hợp 4 cặp gen: ½ Aa x 2/4 Bb x { (0,5-f/2)2 x 2 + (f/2 x 2)}D-E- = 7,94%

Tỷ lệ kiểu hình trội 4 tính trạng: ½ A- x ¾ B- x {(0,5-f/2)2 x 2 + (f/2 x 3) + (0,5-f/2) x f/2 x 4)}B-D- = 19,29%

3. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: AB/ab Dd x AB/ab Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ

   A. 11,04%             B. 16,91%               C. 22,43%                 D. 27,95%

Giải : Dựa vào kết quả  trong hoán vị gen của cặp A,a và B,b ; còn cặp Dd phân ly độc lập.

x Trội- trội

y Trội – lặn

z Lặn – trội

k lặn – lặn

Với k > 0 : Ta luôn có: x + y +z + k = 1   

                                      x+ y = 0.75 ;

                                      y + k = 0.25 ;

                                      x- k = 0.5

+x = (0,5073) / (3/4) = 0,6764

+y = 0,75 – 0,6764 = 0,0736

+z = 1 – x – y – k = 1 – 0,6764 – 0,25 = 0,0736

Tỷ lệ kiểu hình lặn về 1 tính trạng có 3 trường hợp (lặn cặp A,a hoặc cặp B,b hoặc D,được)

= 0,0736 x 3/4 + 0,0736 x 3/4 + 0,6764 x 1/4 = 27,95%.

4. Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM. Hai cặp gen D,d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai: AB/ab De/de x AB/ab de/de . Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ

A. 0,8%                     B. 8%                      C. 2%                        D. 7,2%

Giải: Đồng hợp lặn: 0,4 ab x 0,4ab x ½ de x 1 de  = 0,08 = 8%

Ví dụ 4: Tích hợp giữa di truyền liên kết giới tính và hoán vị gen (dạng bài tập này gần giống với loại tích hợp giữa phân li và hoán vị vì cũng chỉ xét một cặp gen trên NST X, đây là dạng cũng thường gặp trong các đề thi tuyển sinh).

1. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P:

AB/ab XDXd x AB/ab XDY. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là

A. 1,25%.                         B. 3,75%.               C. 2,5%.                 D. 7,5%.

Giải:

+ Ta biết ở ruồi giấm, chỉ con cái mới xảy ra hoán vị gen, con đực không xảy ra hoán vị gen  

+ Ta có tổ hợp ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52, 5 %, căn cứ vào phép lai P, đặt ẩn và tính theo từng cặp NST (có 2 cặp NST: một cặp NST thường chứa hai cặp gen liên kết và một cặp NST giới tính nên hai cặp này phân li độc lập với nhau) ta sẽ tính được tần số hoán vị gen là 20 %

+ kết hợp hai kết quả ở trên ta sẽ tính được tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ có kiểu gen tương ứng theo đúng bản chất phép lai là:

AB/ab XDY= 0,1 AB  * 0,5 ab * 0,25 XDY = 1,25 %.

2. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. theo lí thuyết, phép lai P: BD/bd XAXa  x BD/bD XaY  cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là:

A. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.           B. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

C. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.           D. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

Giải:

- Phép lai : BD/bd x BD/bD tạo ra 7 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.

- Phép lai: XAXa x XaY tạo ra 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

- Vậy ta có phép lai lớn tạo ra: 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

3. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là:

A.7,5%                      B. 45,0%                 C.30,0%                   D. 60,0%

Giải:

   + Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường nên các gen này liên kết với nhau

   + Ruồi có KH thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5 % = 0,025, suy ra các gen (A, a) và (B, b) liên kết không hoàn toàn (Hoán vị gen)

   + ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5% là con số > 6,25 % và < 50 % nên trong phép lai ở đời P sẽ phải có một bên  cơ thể có KG dị hợp tử đều và một bên cơ thể phải dị hợp tử chéo

+ Đời F1 cho ruồi có KH thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5 % = 0,025 có KG ab/ab XdY. Do vậy %ab/ab XdY  = % ab ♂ * % ab ♀ *  % Xd * % Y → Đời P có một bên cơ thể đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ có KG dị hợp tử đều AB/ab XDY( vì ruồi giấm đực không xảy ra hoán vị gen, chỉ có liên kết gen hoàn toàn cho 2 loại giao tử) và một bên cơ thể cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ dị hợp tử chéo Ab/aB XDXd

+ Căn cứ vào giá trị % ab/ab XdY= % ab ♂ * % ab ♀ *  % Xd * % Y= 2,5 % = 0,025→ 0,025 = 1/2* x *1/2 * 1/2→ x = 0,2. Vậy ở cơ thể ruồi giấm cái sẽ có tần số hoán vị gen sẽ là: f = 0,4 = 40 %

+ Xét cho từng cặp NST riêng rẽ:

   ● Với cặp NST thường chứa 2 cặp gen liên kết, ta có phép lai tương ứng:

P: ♂AB/ab (f1 = 0) * ♀Ab/aB (f2 = 0,4) cho cơ thể có KH thân xám, cánh dài ở F1 (Ab/--) có giá trị được tính theo công thức tổng quát là: =

   ● Với cặp NST giới tính ở ruồi giấm, ta có

P: XDXd♀ *  ♂ XDY cho cơ thể có KH mắt đỏ XD-  (bao gồm cả cá thể đực và cá thể cái) chiếm tỉ lệ 75 % = 0,75 (b)

+ Từ kết quả (a) và (b) ta có kết quả chung cuối cùng trong trường hợp không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là:

% A-B- = 0,6 * 0,75 = 0,45 = 45 %

→ đáp án B. 45 %

4. Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀AB/ab XDXx ♂Ab/aB XdY thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ

   A. 8,5%                 B. 17%                    C. 2%                        D. 10%

Giải: Cái hung, thấp, đen: ab/ab XdXd = 1% => ab x ab = 0,04 => ab = 0,1 và ab = 0,4 => f = 20%

- Xám dị hợp, thấp, nâu: Ab/ab x 1/2  nâu = (0,4 Ab x 0,4 ab + 0,1 Ab x 0,1 ab)1/2= 8,5%

Ví dụ 5:  Tích hợp giữa liên kết gen và tương tác gen.

          Một loài thực vật, chiều cao cây do hai cặp gen không alen qui định, nếu kiểu gen có A và B cho cây cao, các kiểu gen còn lại cho cây thấp. Tính trạng màu hoa do một cặp gen khác qui định, trong đó D- hoa đỏ; b –hoa trắng. Xác định tỷ lệ kiểu hình thu được từ phép lai P: (AD/ad) Bb x  (AD/ad) Bb, biết các gen liên kết hoàn toàn.

Giải:

  • Phép lai AD/ad x AD/ adà F1 : 3/4  (A-D-): 1/4 (aadd).
  • Phép lai: Bb x Bb àF1: 3/4 (B-); 1/4 bb.
  • Kết quả: 9/16 thân cao hoa đỏ: 3/16 thân thấp hoa đỏ: 3/16 thân thấp hoa đỏ: 1/16 thân thấp hoa trắng.

Ví dụ 6:  Tích hợp giữa hoán vị gen và tương tác gen.

   Một loài thực vật, màu hoa do hai cặp gen không alen qui định, nếu kiểu gen có A và B cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Tính trạng hình dạng hoa do một cặp gen khác qui định, trong đó D- hoa kép; b –hoa đơn. Xác định tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ đơn  thu được từ phép lai P: Aa(BD/bd) x  Aa(BD/bd), biết rằng tần số hoán vị gen là 20%.

Giải:

  • Lấy giao tử.
  • Kết hợp các giao tử ta có các tổ hợp gen mong muốn.
  • Căn cứ vào kiểu tương tác ta có tỷ lệ các loại kiểu hình là:

Hoặc nhẩm nhanh kết quả:

  • Xét phép lai: Aa x Aa à F1 có ¾ (A-) và 1/4 (aa).
  • Xét phép lai: BD/bd x BD/bd ta có F1 : 0,16 bbdd; 0,66 (B-D-); 0,09(B-dd) và 0,09(bbD-).
  • Hoa đỏ, dạng hoa kép là tổ hợp: 3/4 (A-)x 0,25(B-dd) = 6,75%.

2.2. Bài toán ngược:

Là bài toán cho biết tỷ lệ đời con, yêu cầu tìm qui luật di truyền chi phối và kiểu gen bố mẹ..

2.2.1. Tích hợp giữa phân li độc lập và tác động qua lại giữa các gen.

Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng

- Xác định tính trạng nào phân li, tính trạng nào tương tác.

- Qui ước gen cho phù hợp.

- Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (nhận biết bằng dấu hiệu tỷ lệ chung hai tính trạng bằng tích hai tỷ lệ riêng)

- Xác định kiểu gen P.

Ví dụ: Trong một phép lai ở một loài thực vật: Pt/c thu được F1 cây thấp quả ngọt. Cho F1 giao phối với nhau  được F­2 45 thân thấp quả  ngọt; 15 thân thấp quả chua; 3 thân  cao quả ngọt; 1 thân cao quả chua. Biện luận tìm kiểu gen F1.

Giải:

- Xét tính trạng: thân thấp/ thân cao = 15/1 à tương tác gen.

à Kiểu gen F1 là AaBb x AaBb. Trong đó kiểu gen aabb thân cao, các kiểu gen còn  lại thân thấp.

- Xét tính trạng quả ngọt/ quả chua = 3/1 à qui luật phân li.

à Kiểu gen F1 là: Dd x Dd, trong đó D- quả ngọt; d –quả chua.

- Nhận thấy: tỷ lệ chung của hai tính trạng: 45:15:3:1 = (15:1)(3:1), vậy các gen phân li độc lập và bài toán thuộc dạng tích hợp giữa tương tác và phân li.

- Kiểu gen F1 là: AaBbDd x AaBbDd.

2.2.2. Tích hợp giữa phân li và liên kết gen.

Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng

- Qui ước gen cho từng tính trạng

- Xác định tỷ lệ của từng cặp 2 tính trạng để tìm xem cặp gen nào liên kết hoàn toàn với cặp gen nào.

- Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (nhận biết bằng dấu hiệu bài toán 3 cặp gen qui định 3 cặp tính trạng nhưng giảm biến dị tổ hợp)

- Xác định kiểu gen P.

Ví dụ 1: Ptc-> F1 toàn cây thân cao, hạt tròn, màu đục; F1 giao phấn với nhau được F2: 9 thân cao, hạt  tròn, màu đục; 3 thân cao, hạt dài, màu trong; 3 thân thấp, hạt tròn, màu đục; 1 thân thấp, hạt dài, màu trong. Biện luận tìm kiểu gen F1..

Giải:

- Do Ptc nên F1 có KG dị hợp 3 cặp gen.

- Qui ước: A – thân cao; a – thân thấp; B- hạt tròn; b –hạt dài; D- màu đục; d- màu trong.

- Xét cặp Aa/Bb: 9:3:3:1 -> cặp gen Aa và Bb phân li độc lậpà kiểu gen: AaBb x AaBb.

- Xét cặp Aa/Dd: 9:3:3:1 - > cặp gen Aa và Dd phân li độc lập à kiểu gen: AaDd x AaDd.

- Xét cặp gen Bb/Dd: 3:1 - > hai cặp gen này LKHT với nhau à kiểu gen: BD/bd x BD/bd.

- Vậy KG F1 là: Aa BD/bd

Ví dụ 2: 

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 301 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa trắng , quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp,hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của (P) là:

A. AB/ab Dd               B. Ad/aD Bb                 C. AD/ad Bb                  D. Bd/bD Aa

Giải: Tỉ lệ F1 : 301 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa trắng , quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp,hoa trắng, quả tròn    ≈ 3 : 1: 6 : 2 : 3 : 1    = (1:2:1)(3:1) => có 16 tổ hợp

kết luận có 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST F1 dị hợp 3 cặp gen:

Xét kiểu hình cây thân thấp,hoa trắng, quả tròn là tổ hợp của aa,bb,D-

Nhận xét a và b không cùng nằm trên 1 cặp NST vì nếu chúng lk thì thế hệ sau sẽ có kiểu hình thấp, trắng, dài (F1 không có)

Vậy chỉ có thể a liên kết với D hoặc b liên kết với D

TH1: Xét a liên kết với D KG của P là Ad/aD Bb tỉ lệ đời con là

(1cao, dài: 2 cao tròn: 1 thấp tròn)(3 đỏ: 1 trắng)=3cao, đỏ, dài: 1cao, trắng, dài: 6cao, đỏ, tròn: 2 cao, trắng, tròn: 3 thấp đỏ tròn: 1 thấp trắng tròn . Đúng với kết quả F1 vậy KG P là Ad/aD Bb (dị hợp tử chéo) không cần xét TH2→ đáp án B.

2.2.3. Tích hợp giữa phân li và hoán vị  gen.

Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng

- Qui ước gen cho từng tính trạng

- Xác định tỷ lệ của từng cặp 2 tính trạng để tìm xem cặp gen nào liên kết không hoàn toàn với cặp gen nào.

- Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (nhận biết bằng dấu hiệu bài toán 3 cặp gen qui định 3 cặp tính trạng nhưng tăng biến dị tổ hợp).

- Xác định tần số hoán vị gen.

- Xác định kiểu gen P.

Ví dụ: Trong một phép lai P thu được các cây ở thế hệ con như sau:

7,5% hoa vàng, kép, đều; 30% hoa vàng, kép, không đều; 30% hoa trắng, kép, đều; 7,5% hoa trắng, kép, không đều; 2,5% hoa vàng , đơn, đều; 10% hoa vàng , đơn, không đều; 10% hoa trắng , đơn, đều; 2.5% hoa trắng , đơn, không đều.

Biện luận tìm kiểu gen P? Biết rằng hoa vàng, kép, đều là tính trạng trội.

Giải:

+Xét tính trạng: vàng/trắng = 1:1 à kiểu gen P: Aa x aa (A – vàng; a- trắng)

+Xét tính trạng: kép/đơn = 3:1 à kiểu gen P: Bb x Bb (B – kép; b- đơn)

+Xét tính trạng: đều /không đều  = 1:1 à kiểu gen P: Dd x dd (D – đều; d- không đều)

+Xét mối quan hệ cặp Aa/Bb: 3:3:1:1 à phân li độc lập, kiểu gen là: AaBb x AaBb.

+Xét mối quan hệ cặp Aa/Dd: 10%:10%:40%:40% à hoán vị gen, tần số 20%, kiểu gen: Ad/aD.

+Xét mối quan hệ cặp Bb/Dd: 3:3:1:1 à Phân li độc lập, kiểu gen BbDd x BbDd.

+Vậy kiểu gen cần tìm là: Bb Ad/aD x Bb ad/ad. tần số hoán vị 20%.

2.2.4. Tích hợp giữa liên kết và hoán vị gen.

Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng

- Qui ước gen cho từng tính trạng

- Xác định tỷ lệ của từng cặp 2 tính trạng để tìm xem hai cặp gen nào liên kết không hoàn toàn, hai cặp gen nào liên kết hoàn toàn.

- Xác định tần số hoán vị gen.

- Xác định kiểu gen P.

Ví dụ 1: Ở một loài cây, thân cao, lá chẻ, quả dài là trội hoàn toàn so với thân thấp, lá nguyên, quả ngắn. Trong một phép lai thu được:

37,5% thân cao, lá nguyên, quả dài.

37,5% thân thấp, lá chẻ, quả ngắn.

12,5% thân cao, lá nguyên, quả ngắn.

12,5% thân thấp, lá chẻ, quả dài.

Biện luận tìm kiểu gen P?

Giải:

+Xét tính trạng: cao/thấp = 1:1 à kiểu gen P: Aa x aa (A – cao; a- thấp)

+Xét tính trạng: chẻ/nguyên = 1:1 à kiểu gen P: Bb x bb (B – chẻ; b- nguyên)

+Xét tính trạng: dài /ngắn  = 1:1 à kiểu gen P: Dd x dd (D – quả dài; d- quả ngắn)

+Xét mối quan hệ cặp Aa/Bb = 1:1 à liên kết gen, kiểu gen Ab/aB x ab/ab.

+Xét mối quan hệ cặp Aa/Dd: 37,5%:37,5%:12,5%:12,5% à hoán vị gen, tần số 25%, kiểu gen: AD/ad x ad/ad..

+Xét mối quan hệ cặp Bb/Dd: 37,5%:37,5%:12,5%:12,5% à hoán vị gen, tần số 25%, kiểu gen BD/bd x bd/bd.

Vậy kiểu gen cần tìm là: AbD/aBd x abd/abd.

Ví dụ 2:  Cho tự thụ phấn F1 dị hợp 3 cặp gen được:

59% thân cao, hạt nhiều, chín sớm.

16% thân cao, hạt ít, chín muộn.

16% thân thấp, hạt nhiều, chín sớm.

9% thân thấp, hạt ít, chín muộn.

Biện luận tìm kiểu gen F1 và quy luật di truyền chi phối.

Giải:

  •  Xét tỷ lệ: cao/thấp = 3/1-> Aa x Aa; (A-thân cao; a- thân thấp)
  •  Xét tỷ lệ: nhiều/ít = 3/1-> Bb x Bb; (B- hạt nhiều; b-hạt  ít)
  • Xét tỷ lệ: sớm/muộn = 3/1-> Dd x Dd; (D- chín sớm; d-chín muộn)
  • Xét sự di truyền của tính trạng kích thước và số lượng phân bố tỷ lệ: 59:16:16:9, đây là tỷ lệ hoán vị gen: kiểu gen AB/ab (f=0,4)
  • Xét sự di truyền của tính trạng số hạt và thời gian chín phân bố tỷ lệ: 3:1, đây là tỷ lệ liên kết gen: Kiểu gen BD/bd
  • Kết luận chung: Kiểu gen F1: ABD/abd (fA/a = 0,4)

2.2.5. Tích hợp giữa liên kết và tác động qua lại giữa các gen.

Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng, xem tính trạng nào tương tác, tính trạng nào phân li.

- Qui ước gen cho từng tính trạng.

- Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (dựa vào dấu hiệu 3 cặp gen qui đinh 2 cặp tính trạng, giảm biến dị tổ hợp, thường tổng tỷ lệ là 16 hoặc 8).

- Xác định kiểu gen dị hợp đều hay dị hợp chéo, căn cứ vào loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất hoặc ít kiểu gen nhất)

- Xác định kiểu gen P.

(Chú ý: các kiểu tương tác vai trò A và B như nhau, ta lấy được cả hai trường hợp

Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad hoặc Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD, các kiểu tương tác mà vai trò của A khác B phải biện luận lấy 1 trường hợp).

Ví dụ 1:

Cho một cây P tự thụ phấn được F1: 11 thân cao quả đỏ; 4 thân cao quả vàng; 1 thân thấp quả đỏ. Biện luận tìm kiểu gen P?

Giải:

Xét tính trạng: cao/thấp = 15/1à tương tác gen, kiểu gen: AaBb x AaBb.

Qui ước: kiểu gen aabb thân thấp, các kiểu gen còn lại thân cao.

Xét tính trạng: quả đỏ/quả vàng = 3/1 à phân li, kiểu gen: Ddx Dd, D- quả đỏ, d –quả vàng.

 Nhận thấy 3 cặp gen qui đinh 2 cặp tính trạng mà tổng tỷ lệ kiểu hình là 16, vậy cặp gen Dd phải liên kết với cặp Aa hoặc cặp Bb.

Do xuất hiện kiểu hình thân thấp quả đỏ (aabb D-) nên kiểu gen dị hợp chéo.

Vậy kiểu gen cần tìm là: Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD.

Ví dụ 2: Ở một loài thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen qui định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?

A. ABD/abd x AbD/aBd            

B.AD/ad Bb x AD/ad Bb      

C. Bd/bD Aa x Bd/bD Aa

 D. ABd/abD x Abd/aBD

Giải:

   Theo bài ra ta có: Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen qui định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Vậy:

   Phép lai giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen nhưng lại thu được 9 + 3 + 4 = 16 tổ hợp, không có đột biến và hoán vị gen xảy ra trong giảm phân chứng tỏ đã có hai cặp gen nào đó liên kết hoàn toàn với nhau trên một cặp NST và một cặp gen nào đó phân li độc lập nên ta dễ dàng loại được hai đáp án là A và D

Tỉ lệ 9 : 3: 4 là tỉ lệ của tương tác bổ trợ theo đúng qui ước của bài toán đưa ra dùng bảng pennet tính toán ta đưa ra đáp án cần chọn là đáp án B.  

Ví dụ 3:Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một số gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây, do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen ( ký hiệu là cây M ) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng; 640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M có thể là :

A. AaBbDd              B. Aa Bd/bD           C. Ab/aB Dd                   D. AB/ab Dd 

Giải: - P dị hợp 2 cặp gen lai phân tích thu được F1: Thân cao: Thân thấp = 1: 3 => chiều cao chịu sự chi phối của quy luật tương tác giữa các gen không alen gen kiểu bổ trợ 9:7 (A-B-: Thân cao, còn lại thân thấp) => gen B và D phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Nhận thấy, cây thân cao A-B- chiếm tỷ lệ nhỏ => giao tử AB là giao tử hoán vị=> cơ thể là dị hợp tử chéo: Ab/aB Dd.

Ví dụ 4: 

Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.

Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. Ad/aD Bb                   B. BD/bd Aa                 C. Ad/AD BB                D. AD/ad Bb

Giải:

*Hình dạng quả: Dẹt : tròn : dài = 9:6:1 => F1 dị hợp 2 cặp gene. Tính trạng do 2 gene phân ly độc lập

với nhau tương tác quy định. 

*Màu sắc hoa: Trắng : Đỏ = 9 : 7 => F1 dị hợp 2 cặp gene. Tính trạng do 2 gene phân ly độc lập với nhau tương tác quy định.

Trong khi chỉ do 3 gene quy định. Vậy đã có  3 gene và  có  1 gene tác động đa hiệu tới cả hình dạng quả và  mầu sắc hoa.

F2 có  6 + 5 + 3 + 1 + 1 = 16 tổ hợp. Vậy 3 gene cùng nằm trên một cặp và  2 gene nằm trên một cặp liên kết hoàn toàn với nhau.

Do vai trò  của A, B như nhau nên A và D có  thể cùng nằm trên một cặp hoặc B và  D có  thể cùng nằmtrên một cặp. Từ đó  thấy đáp án B và  D giống nhau (loại).

 Tỉ lệ KG ở F1 là 6:5:3:1:1 vậy F1 có 16 tổ hợp = 4x4 vậy P cho 4 loại giao tử nên cặp gen quy định màu sắc liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 cặp gen quy định hình dạng hạt Xét kiểu hình quả dài, hoa đỏ ở F1 có KG là tổ hợp giữa aabb và D- nên có KG là aa b-/bD hoặc a-/aD bb từ  đây ta kết luận a liên kết hoàn toàn với D hoặc b liên kết hoàn toàn với D.vậy P có thể  là  Ad/aD Bb  hoặc Aa Bd/bD căn cứ vào đáp án, đáp án đúng là A.

Ví dụ 5: Tiến hành phép lai ở một loài thực vật, Pt/c thu được F1 toàn hạt nâu quả ngọt. F1 tự thụ phấn được F2 có tỷ lệ: 455 hạt nâu, quả ngọt; 152 hạt nâu, quả chua, 38 hạt đen, quả chua. Biện luận tìm kiểu gen F1.

Giải:

- Xét tính trạng: Hạt nâu/đen = 15:1à Tính trạng màu hạt do hai cặp gen phân li độc lập chi  phối theo kiểu tương tác gen, kiểu gen aabb cho hạt đen, các kiểu gen còn lại cho hạt nâu, kiểu gen F1: AaBb x AaBb.

- Xét tính trạng: ngọt/chua = 3/1 à tính trạng vị quả do một cặp gen qui định, trội hoàn toàn, kiểu gen F1: Dd x Dd, D- ngọt, d- chua.

- Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai tỷ lệ riêng và giảm biến dị tổ hợp, tổng có 16 tổ hợp, vậy đây là bài toán tích hợp liên kết và tương tác gen, hay cặp gen Dd đã liên kết hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định màu hạt.

- Vì xuất hiện kiểu hình hạt đen, quả chua(aabbdd) nên kiểu gen F1 dị hợp đều, do vai trò của A và B là như nhau nên kiểu gen F1 lấy được cả hai trường hợp:

Aa BD/bd và Bb AD/ad.

2.2.6. Tích hợp giữa hoán vị và tác động qua lại giữa các gen.

Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng, xem tính trạng nào tương tác, tính trạng nào phân li.

- Qui ước gen cho từng tính trạng.

- Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (dựa vào dấu hiệu 3 cặp gen qui đinh 2 cặp tính trạng, tăng biến dị tổ hợp).

- Xác định kiểu gen dị hợp đều hay dị hợp chéo, căn cứ vào loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất hoặc ít kiểu gen nhất)

- Xác định tần số hoán vị gen.

- Xác định kiểu gen P.

(Chú ý: các kiểu tương tác vai trò A và B như nhau, ta lấy được cả hai trường hợp

Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad hoặc Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD, các kiểu tương tác mà vai trò của A khác B phải biện luận lấy 1 trường hợp).

Ví dụ 1: Khi tự thụ phấn cây P dị hợp ba cặp gen được thế  hệ con: 2574 cây hoa đỏ, dạng kép; 351 cây hoa đỏ dạng đơn; 1326 cây hoa trắng dạng kép; 949 hoa trắng dạng đơn. Biện luận tìm kiểu gen P?

Giải:

Xét tính trạng màu hoa: đỏ/ trắng = 9/7 à tính trạng màu hoa do hai cặp gen phân li độc lập chi phối theo kiểu tương tác 9:7, kiểu gen có A và B hoa đỏ còn lại hoa trắng, kiểu gen P: AaBb x AaBb.

- Xét tính trạng dạng hoa: kép/đơn = 3/1  à chi phối bởi qui luật phân li trội hoàn toàn, kiểu gen P: Dd x Dd, D- kép, d- đơn.

- Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai  tỷ lệ riêng và khác 16 tổ hợp, vậy cặp gen Dd đã liên kết không hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định màu hoa.

- Nhận thấy kiểu hình hoa đỏ, kép (A-B-D-) = 49,5% lớn hơn hoa đỏ đơn(A-B- dd) do vậy kiểu gen P là dị hợp đều, kiểu gen là: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad.

- Gọi tần số hoán vị là x, từ tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ dạng đơn (A-B- dd) = 0,0675 ta có phương trình: 3/4(2x/2. 1-x/2) = 0,0675 => x = 20%.

- Kiểu gen P là: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad đều được do vai trò của A và B là như nhau, tần số hoán vị 20%.

Ví dụ 2: Khi tự thụ phấn cây P dị hợp ba cặp gen được thế  hệ con: 4591 quả dẹt, ngọt; 2158 quả dẹt, chua; 3691 quả  tròn, ngọt; 812 quả tròn chua; 719 dài ngọt; 30 quả dài chua. Biện luận tìm kiểu gen P.

Giải:

- Xét tính trạng dạng quả: dẹt/tròn/dài = 9/6/1 à tính trạng dạng quả  do hai cặp gen phân li độc lập chi phối theo kiểu tương tác 9:6;1, kiểu gen có A và B quả dẹt,kiểu gen chỉ có A hoặc B – quả tròn, còn lại kiểu gen aabb- quả dài, kiểu gen P: AaBb x AaBb.

- Xét tính trạng vị quả: ngọt/chua = 3/1  à chi phối bởi qui luật phân li trội hoàn toàn, kiểu gen P: Dd x Dd, D- ngọt, d- chua.

- Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai  tỷ lệ riêng và khác 16 tổ hợp, vậy cặp gen Dd đã liên kết không hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định dạng quả.

- Nhận thấy kiểu hình quả dài, ngọt (aabb D-)  6% lớn hơn kiểu hình quả dài, chua ( aabbdd) do vậy kiểu gen P là dị hợp chéo, kiểu gen P là: Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD.

- Gọi tần số hoán vị là x, từ tỷ lệ kiểu hình quả dài, chua (aabb dd) = 0,0025 ta có phương trình: 1/4(x/2 . x/2) = 0,0025 => x = 20%.

- Kiểu gen P là: Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD, tần số hoán vị 20%.

2.2.7. Tích hợp giữa di truyền liên kết giới tính với các quy luật khác.

Phương pháp chung:

- Xét tỷ lệ riêng từng tính trạng.

- Xác định xem tính trạng nào do gen nằm trên NST giới tính qui định(dựa vào dấu hiệu tỷ lệ kiểu hình phân bố không đều ở hai giới), tính trạng nào do gen trên NST thường quy đinh.

Qui ước gen cho phù hợp.

- Xác định kiểu gen của P.

Ví dụ : 

Cho P: Chim trống mỏ ngắn, lông vàng  x    Chim mái mỏ ngắn, lông đốm

Thu được F1:       

Chim trống: 60 con mỏ ngắn, lông đốm: 30 con mỏ dài, lông đốm.

Chim mái: 59 con mỏ ngắn, lông vàng: 29 con mỏ dài, lông vàng.

Biết một gen quy định một tính trạng. Hãy giải thích kết quả của phép lai trên? Xác định kiểu gen của P?

Giải:

- Xét riêng từng tính trạng:

Đốm /Vàng = 1/1 → kết quả lai phân tích, tính trạng biểu hiện không đều ở hai giới → Cặp gen quy định màu lông thuộc vùng không tương đồng trên NST X, F1 lông vàng chủ yếu ở con mái → tính trạng lông vàng là lặn (a ), tính trạng lông đốm là trội (A) →  P: Xa X a (Vàng)  x  XA Y (Đốm)

+ Ngắn/ Dài = 2/1 là tỉ lệ của gen gây chết,  sự phân ly của chim mái và chim trống như nhau → Cặp gen quy định chiều dài mỏ nằm trên NST thường. BB: gây chết; Bb: Mỏ ngắn;  bb: mỏ dài

- Xét chung 2 tính trạng: F1 thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ: 2 :2 :1 :1= (2 :1)(1 :1) → Các gen quy định tính trạng phân li độc lập.

- Kiểu gen của P: Chim  trống mỏ ngắn, lông vàng  Bb XaXa .

                             Chim mái mỏ ngắn, lông đốm : Bb XAY.

Bài tập luyện tập

Câu 1: Cặp NST giới tính của cá thể đực là XX, của cá thể cái là XY gặp ở các loài

A. người, thú, ruồi giấm.

B. châu chấu, gà, ếch nhái.

C. chim, bướm, bò sát.

D. ong, kiến, tò vò.

Câu 2: Khi tiến hành nghiên cứu sự di truyền của một cặp tính trạng. Nếu tính trạng biểu hiện ở cả hai giới nhưng kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ kiểu hình khác nhau ở cả hai giới thì có thể kết luận là gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể

A. giới tính.

B. thường.

C. giới tính X.

D. giới tính Y.

Câu 3: Cho con đực thân đen lai với con cái thân xám F1 thu được 1 cái thân đen : 1 đực thân xám ; ngược lại cho con đực thân xám lai với con cái thân đen F1 thu được 100% thân đen.Biết rằng bố mẹ đem lai thuần chủng và tính trạng do 1 gen qui định.Kết luận nào sau đây không chính xác?

A. Đây là phép lai thuận nghịch.

B. Tính trạng thân đen trội hoàn toàn so với tính trạng thân xám.

C. gen qui định tính trạng nằm trên NST X và Y.

D. Tính trạng di truyền liên kết với giới tính X.

Câu 4: Các con của gia đình: bố có một túm lông ở tai, mẹ bình thường sẽ có đặc điểm nào sau đây? 

A. Tất cả con trai đều có túm lông ở tai, con gái bình thường.

B. Tất cả đều bình thường.

C. Một nửa con trai bình thường, một nửa có túm lông ở tai.

D. Một phần tư số con của họ có túm lông ở tai.

Câu 5: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, gen H quy định tính trạng máu đông bình thường. Bố và mẹ bình thường họ sinh được con trai bị bệnh máu khó đông. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Con trai đã nhận gen bệnh từ bố (XhY).

B. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp (XHXh ).

C. Con trai nhận gen từ ông nội (XhY).

D. Con trai nhận gen từ bà nội ở trạng thái dị hợp (XHX h ).

Câu 6: Ở người, gen M quy định mắt nhìn bình thường, gen m quy định mù màu. Gen nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Bố mẹ có khả năng sinh con trai và con gái mắt nhìn bình thường, con trai và con gái mù màu. Kiểu gen của bố mẹ là

A. mẹ XmX m , bố XMY.

B. mẹ XMX M , bố XmY.

C. mẹ XMX m , bố XMY.

D. mẹ X MX m , bố XmY.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về di truyền liên kết với giới tính?

A. Tính trạng do gen trên NST X quy định di truyền thẳng.

B. Tính trạng do gen trên NST Y quy định di truyền chéo.

C. Dựa vào các tính trạng liên kết giới tính để sớm phân biệt đực, cái.

D. NST giới tính của châu chấu: con đực là XX, con cái là XO.

Câu 8: Sự phân bổ kiểu hình ở đời sau do gen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính sẽ là tỷ lệ phân bổ kiểu hình

A. luôn đồng đều ở cả hai giới đực và cái.

B. chỉ tập chung vào một giới đực hoặc cái.

C. khi thì đồng đều khi thì không đồng đều ở hai giới.

D. luôn không đồng đều ở hai giới trong mọi phép lai.

Câu 9: Ở tằm dâu, giới đực có kiểu NST giới tính là XX, giới cái là XY. Gen quy định mầu sắc trứng nằm trên NST số 10. Alen A quy định trứng màu trắng, a quy định trứng xám đen. Làm thế nào để tạo ra giống tằm có trứng xám đen nở ra toàn tằm đực?

A. Chiếu tia phóng xạ gây đột biến gen rồi chọn lọc.

B. Gây đột biến chuyển đoạn NST rồi tiến hành chọn lọc.

C. Lai thuận nghịch kết hợp gây đột biến gen.

D. Gây đột biến lặp đoạn NST rồi tiến hành chọn lọc.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

Câu 11: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.

B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.

C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.

D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.

Câu 12: Tính trạng màu lông mèo do một gen liên kết với NST giới tính X. Alen D quy định lông đen, d quy định lông vàng. Hai alen này không át nhau nên mèo mang cả hai alen là mèo tam thể. Kết quả phân li kiểu hình đời F1 sẽ như thế nào khi lai giữa mèo cái vàng với mèo đực đen?

A. 1 ♀ tam thể : 1 ♂ đen.

B. 1 ♀ tam thể : 1 ♂ vàng.

C. 1 ♀ tam thể : 1 ♀ đen : 1 ♂ đen : ♂ vàng.

D. 1 ♀ đen : 1 ♀ vàng : 1 ♂ đen : ♂ vàng.

Câu 13: Ở tằm, gen A quy định vỏ trứng sẫm trội hoàn toàn so với gen a quy định vỏ trứng trắng. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có alen tương ứng trên Y. Phép lai có thể phân biệt được tằm đực và tằm cái F1 ngay ở giai đoạn trứng là

A. X AY x XaX a .

B. X AY x XAX a .

C. X AY x XAX A .

D. X aY x XAX a .

Câu 14: Hình dạng cánh của ruồi giấm do 1 cặp alen điều khiển. Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng: cái cánh xẻ đem lai với đực cánh bình thường, thu được tất cả ruồi cái cánh bình thường, tất cả đực cánh xẻ. Kiểu gen của thế hệ bố mẹ là:

A. ♀XAY x ♂XaX a .

B. ♀XAX a x ♂XAY.

C. ♀XaX a x ♂XAY.

D. ♀XAX a x ♂XaY. 

Câu 15: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?

A. X AX aY, XaY.

B. X AX AY, X aX aY.

C. X AX AY, XaY.

D. X aY, XAY.

Câu 16: Ở mèo, gen B quy định màu lông đen, b quy định màu lông hung. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu mà có cả hai gen B và b sẽ cho màu lông tam thể. Khi lai mèo cái lông hung với mèo đực lông đen thu được mèo F1. Cho mèo F1 giao phối với nhau thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là

A. 1 mèo cái lông hung: 1 mèo cái lông đen : 1 mèo đực lông tam thể : 1 mèo đực lông đen.

B. 1 mèo cái lông hung: 1 mèo cái lông đen : 1 mèo đực lông hung : 1 mèo đực lông tam thể.

C. 1 mèo cái lông hung: 1 mèo cái lông tam thể : 1 mèo đực lông hung : 1 mèo đực lông đen.

D. 1 mèo cái lông tam thể: 1 mèo cái lông đen : 1 mèo đực lông hung : 1 mèo đực lông đen.

Câu 17: Thực hiện hai phép lai về màu mắt của ruồi giấm, cho kết quả như sau:

Phép lai 1: cái mắt đỏ lai với đực mắt trắng thu được F1 100% mắt đỏ ở cả đực và cái.

Phép lai 2: cái mắt trắng lai với đực mắt đỏ thu được F1 con cái thì mắt đỏ còn con đực mắt trắng.

Biết rằng tính trạng mầu mắt do một cặp gen chi phối. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Gen quy định màu mắt liên kết với giới tính X đoạn không có trên Y.

B. Gen quy định màu mắt liên kết với giới tính Y đoạn không có trên X.

C. Gen quy định màu mắt liên kết với giới tính X đoạn tương đồng trên Y.

D. Gen quy định màu mắt bị ảnh hưởng bởi kiểu quy định giới tính.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

C. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

D. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

Câu 19: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?

A. AA × Aa.

B. Aa × aa.

C. X AX A × XaY.

D. X AX a × XAY.

Câu 20: Ở người, gen D quy định máu đông bình thường, gen d quy định máu khó đông. Gen này nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. X DX D và XDY.

B. X DX d và XDY.

C. X DX D và XdY

 D. X DX d và XdY.

Đáp án

Câu 1:C

Câu 2:C

Câu 3:C

Câu 4:A

Câu 5:B

Câu 6:D

Câu 7:C

Câu 8:C

Câu 9:B

Câu 10:B

Câu 11:B

Câu 12:B

Câu 13:A

Câu 14:C

Câu 15:A

Câu 16:C

Câu17:A

Câu 18:B

Câu 19:C

Câu 20:D

 

Bài viết gợi ý: