I. SINH QUYỂN

Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước, không khí của Trái Đất. Trong sinh quyển, sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành nên hệ thống tự nhiên trên toàn cầu.

Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học (biôm) khác nhau, mỗi khu có những đặc điểm về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau, bao gồm các khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển.

Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, …

Khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (đầm, hồ, ao,..) và khu nước chảy (sông suối).

Khu sinh học biển:

  • Theo chiều thẳng đứng: sinh vật nổi, động vật đáy,..
  • Theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...)

Các dạng tài nguyên thiên nhiên

III. CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG GÂY Ô NHIỄM

Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do chất thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên như núi lửa, lũ lụt... tạo điều kiện cho nhiều sinh vật gây bệnh phát triển...

Các hình thức gây ô nhiễm môi trường:

- Ô nhiễm không khí: ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề; do phương tiện giao thông; do đun nấu tại các gia đình.

- Ô nhiễm chất thải rắn: Đồ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh,… thải ra từ các nhà máy, công trường,… Xác sinh vật, phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp; Rác thải từ các bệnh viện; Giấy gói, túi nilon,… thải ra từ hoạt động sinh hoạt ở mỗi gia đình.

- Ô nhiễm nguồn nước: nước thải từ các nhà máy, khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh,…

Ô nhiễm hóa chất độc: Hóa chất độc thải ra từ các nhà máy;  Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán,…

IV. HƯỚNG KHẮC PHỤC SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Nắm rõ nguyên tắc của sử dụng bền vững tài nguyên là “hình thức sử dụng vừa thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ con cháu mai sau.

Chống bỏ hoang, sử dụng nhiều vùng đất không hiệu quả ở các địa phương. Trồng cây gây rừng bảo vệ đất trên các vùng đồi núi trọc,…

Xây dựng nhiều hồ chứa nước kết hợp với hệ thống thủy lợi góp phần chống hạn cho đất như hồ Thác Bà, Hòa Bình, Trị An,… và nhiều hồ nhỏ ở địa phương,…

Những nỗ lực bảo vệ rừng tại các đia phương. Dự án trồng 5 triệu hecta rừng.

Thành lập các khu rừng bảo vệ như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên; Các khu dự trữ sinh quyển như rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM),…

Phổ biến các quy định không đánh cá bằng lưới có mắt lưới quá nhỏ, không đánh bắt bằng mìn, thuốc độc,…

Thành lập các khu bảo vệ sinh vật biển: Hòn Mun (Khánh Hòa),…

Nghiêm cấm đánh bắt động vật hoang dã đang có nguy cơ bị hủy diệt, xây dựng các khu vực bảo vệ các loài đó.

Bài viết gợi ý: