Soạn bài các phương châm hội thoại tiếp theo
I. Phần bài học.
1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp :
- Trong truyện cười Chàng rể nhân vật chàng rể đã làm một việc gây phiền hà, quấy rối đến người khác khi họ đang tập trung làm việc. Trong tình huống giao tiếp khác, có thể câu hỏi của anh ta là lịch sự, thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nhưng trong tình huốn này lại không thích hợp.
- Có thể rút ra bài học qua câu chuyện là : cần phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.
Để các phương châm hội thoại có hiệu lực cần nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp : nói với ai ? nói khi nào ? nói ở đâu ?
Câu 2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
a. Trong những ví dụ về các phương châm hội thoại đã biết có hai tình huống trong phần văn học về phương châm lịch sự là tuân thủ đúng, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
b. Đoạn thoại.
An : Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không ?
Ba : Đâu vào khoảng thế kỉ XX.
Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn.
Trong đoạn thoại, phương châm về lượng không được tuân thủ vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất, Ba phải trả lời chung chung.
c. Khi một bác sĩ nói với một bệnh nhân mắc chứng bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ.
Nhưng bác sĩ phải làm như vậy vì đó là việc làm nhân đạo, cần thiết. Nhờ sự động viên đó mà bệnh nhân có thể lạc quan hơn. Có nghị lực hơn để sống.
Như vậy, không phải sự « nói dối » nào cũng đáng chê trách.
Có thể có nhiều tình huống tương tự như : người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai hết về đồng đội, đơn vị của mình.
Như vậy, phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ trong một số tình huống giao tiếp nhất định.
d. Xét về nghĩa hiến ngôn thì câu nói « Tiền bạc chỉ là tiền bạc » không tuân thủ phương châm về lượng, bởi vì nó dường như không cung cấp cho người nghe thêm một thông tin nào. Nhưng xét về nghĩa hàm ẩn thì câu này vẫn đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng. Vì nội dung câu có ý răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng, có ý nghĩa thiêng liêng trong cuộc sống.
II. Luyện tập.
Câu 1. Khi cậu bé lên năm hỏi cha quả bóng ở đâu, người cha trả lời « Quả bóng ở ngay dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao kia kìa » thì câu trả lời của người cha đã không tuân thủ phương châm cách thức.
Một đứa trẻ 5 tuổi không thể nhận biết được « Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao » để nhờ nó mà tìm ra quả bóng. Cách nói của người cha đối với cậu bé là mơ hồ.
Câu 2. Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng « Chúng tôi đến đây không phải để thăm hỏi trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết : từ này chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi khổ cực vì ông nhiều rồi » không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ như vậy là không có lý do chính đáng, không có căn cứ.