TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Nói về cảnh đẹp đất nước
Cùng xem những bức tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước mà các bạn trong nhóm đã sưu tầm được. Nói về một cảnh đẹp mà em thích trong những bức tranh, ảnh đã xem (SGK/111)
Gợi ý:
Cảnh biển thật mênh mông, khoáng đạt. Dưới bầu trời xanh, những dãy núi nằm im như những con vật khống lồ với nhiều hình thù kì dị. Nước biển xanh trong như ngọc bích đang vỗ về những con vật ấy. Hàng dừa cao vút vươn mình đón gió với nhừng tàu dừa luôn ve vẩy.
2. Nghe thấy cô (hoặc bạn) đọc bài “Phong cảnh đền Hùng” (SGK/112, 113)
5. Thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau:
1) Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
2) Tìm từ ngữ điển vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nói về các vua Hùng (SGK/114)
3) Những chi tiết, hình ảnh nào miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
Ghi kết quả vào vở:
4) Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đó là những truyền thuyết nào?
Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp:
Gợi ý:
1) Bài văn viết về cảnh vật trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh có đền Hùng, nơi thờ các vua Hùng.
2) Các vua Hùng là những người đầu tiên thành lập nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu, nay thuộc tính Phú Thọ, cách ngày nay khoảng vài nghìn năm.
3) (1), (2), (5), (6), (8), (9)
4) 1 - c; 2 - a; 3 - b
6. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
Mỗi em viết câu trả lời vào vở.
Câu ca dao sau ý nói gì?
Dù ai di ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Gợi ý:
Câu ca dao nhắc nhở, khuyên răn mọi người luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
7. Tìm hiểu về cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ:
Đọc hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
(ĐOÀN MINH TUẤN)
a) Câu văn thứ hai lặp lại từ nào đả dùng ở câu thứ nhât? Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái gì?
b) Thử thay thế từ lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và cho biết: Sau khi thay từ, hai câu trôn có còn gắn bó với nhau không? Vì sao?
c) Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?
Gợi ý:
a) Câu văn thứ hai lặp lại từ đền đã dùng ở câu thứ nhất. Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái đền.
b) Sau khi thay từ, hai câu trên không còn gán bó với nhau. Mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. Câu thứ nhất nói về đền Thượng, câu thứ hai nói về ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi trường hoặc lớp học.
c) Việc lặp lại từ có tác dụng liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chọn từ ngừ thích hợp điền vào ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau (SGK/116)
M: 1 - thuyền
Gợi ý:
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ.
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lôm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trăng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
(Theo THI SẢNH)
2. a) Đọc thầm mẩu chuyện vui “Dân chơi đồ cổ” (SGK/117)
b) Tìm các tên riêng có trong mẩu chuyện trên và viết vào vở.
Gợi ý:
b) Khống Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Cửu Phủ, Khương Thái Công
3. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
Những tên riêng trong hoạt động 4 được viết như thế nào?
Gợi ý:
Những tên riêng ấy được viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đây là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.