Soạn bài : Cảnh ngày hè

                                                                       ~ Nguyễn Trãi ~

Câu 1: Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào? Trạng thái của cảnh được diển tả ra sao? 

`Trả lời:

-        -  Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè như: đùn đùn , giương, phun, đỏ, tiễn. Qua việc sử dụng nhiều động từ như vậy, tác giả đã khiến cảnh vật không hề tĩnh lại, mà từ tĩnh chuyển sang động góp phần đặc tả sức sống của mùa hè.

-         - Từ đùn đùn gợi sức sống đang trỗi dậy mãnh liệt, sắc xanh thẫm của lá hòe khi hè đến, từ giương chỉ sự lan rộng ra của tán lá, từ phun, đỏ gợi sắc đỏ đang trào dâng của hoa lựu, từ tiễn gợi sự lan tỏa của hương sen hồng thơm ngát trong ao. Cảnh vật ngày hè hiện lên thật sinh động và cụ thể với sức sống ứa căng, tràn đầy.

Câu 2: Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.

Trả lời:

-        -  Sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc: Âm thanh xuất hiện trong bài là tiếng “ lao xao” của chợ cá làng ngư phủ, tiếng “ dắng dỏi” như đàn, như nhạc của ve kêu ở lầu tịch dương. Sự xuất hiện của âm thanh lại vô cùng hài hòa với màu sắc của bức tranh thiên nhiên ngày hè. Màu sắc ở đây là màu xanh biếc, xanh thẫm mang đầy sức sống của tán hòe, màu đỏ như lửa nổi bật trong không gian của hoa lựu trước hiên nhà, màu hồng phấn thơ mộng giữa ao của những đóa sen và tất cả đều hiện hữu dưới ánh nắng chiều màu vàng.

-         - Sự hài hòa giữa cảnh vật và con người: Cảnh vật ở đây là cây cối, hoa lá, và cái ao, hiên nhà, chợ cá…. Đó đều là những cảnh vật rất gần gũi, quen thuộc mà giản dị ở chốn làng quê. Con người xuất hiện trong bức tranh với tâm thái thanh thản yêu đời “ Rồi hóng mát thuở ngày trường”, ung dung tự tại ngắm cảnh vật. Con người còn làm cho cảnh vật vui hơn với tiếng lao xao ở chợ cá làng ngư phủ. Các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị: hài hòa giữa con người với cảnh vật, là tất cả những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, đất nước con người Việt Nam.

Câu 3:  Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy nhà thơ có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên.

Trẩ lời:

-         - Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác. Tác giả sử dụng thị giác trong việc cảm nhận màu sắc của cảnh vật, thính giác để cảm nhận âm thanh dao động xung quanh, khứu giác để cảm nhận hương sen hồng thơm ngát và cảm giác để cảm nhận sức sống của thiên nhiên ngày hè.

-         - Qua sự cảm nhận ấy, chúng ta có thẻ thấy tình yêu thiên nhiên nồng nàn, tha thiết của tác giả và tình yêu ấy có nguồn cội sâu xa từ lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, gắn liền với tấm lòng tha thiết với dân, với nước.

Câu 4: Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đôi với người dân thế nào? Nhận xét về âm điệu kết thúc bài thơ.

Trả lời:

                                       “ Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

                                         Dân giàu đủ khắp đòi phương”

+) Trong hai câu thơ trên, tác giả đã lấy điển tích, điển cố thời vua Nghiêu, vua Thuấn là hai triều đại lí tưởng, xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc . Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ. Tấm lòng của ông thật cao cả và đáng trân trọng.

+) Âm điệu kết thúc bài thơ: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ. Câu thơ lục ngôn cuối bài tuy ngắn gọn nhưng lại thể hiện được sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ. Tuy bài thơ đã khép lại, nhưng dư âm của nó vẫn chưa hết mà lại mang âm hướng dư vang mãi.

Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

-       -  Lòng yêu thiên nhiên

-         - Lòng yêu đời, yêu cuộc sống

-        -  Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân

Từ việc lí giải lựa chọn của mình, anh(chị) hãy làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Trả lời:

-         - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lòng yêu thiên nhiên bởi bài thơ miêu tả cảnh ngày hè đầy sức sống tại một vùng quê. Nhưng qua tình yêu thiên nhiên ấy, người đọc lại thấy được lòng yêu đời, yêu cuộc sống của thi sĩ cũng như khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

-         - Bài thơ hé mở cho chúng ta thấy một tâm hồn rất đẹp và thanh cao của Nguyễn Trãi. Đõ là một con người luôn yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời tha thiết, nhưng lại luôn trăn trở trong mình nỗi lo cho nước, cho cuộc sống của nhân dân.

Bài viết gợi ý: