Soạn bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

I. Kiến thức cơ bản.

Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.

- Từ nghĩa hẹp: Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Từ nghĩa rộng: Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi của các từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Ví dụ:

a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá. Vì động vật là từ chỉ một phạm vi rộng lớn hơn.

b. Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu. Nghĩa của chim rộng hơn nghĩa của các từ: tu hú, sáo… và nghĩa của từ cá có nghĩa rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu. Vì cá bao gồm các loại cá rô, cá thu.

c. Các em vận dụng các câu trả lời trên để trả lời câu hỏi này.

II. Luyện tập

Câu 1. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau:

- Quần đùi - Áo dài

- Quần dài - Áo sơ mi

- Súng trường - Bom ba càng

- Đại bác - Bom bi

Câu 2. Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm

Chất lỏng: xăng, dầu hỏa, ma dút.

Chất rắn: củi, than

Chất khí: ga

b. Nghệ thuật: có nghĩa rộng hơn nghĩa của các từ: hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc.

c. Thức ăn: có nghĩa rộng hơn nghĩa của các từ canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.

d. Nhìn: có nghĩa rộng hơn nghĩa của các từ: liếc, ngắm, nhòm, ngó.

e. Đánh nhau: có nghĩa rộng hơn các nghĩa của từ đấm, đá, tát.

Câu 3.

a. Xe cộ: ô tô, xe máy, xe đạp…

b. Kim loại: dao, kéo…

c. Hoa quả: xoài, mít…

d. Họ hàng: chú, bác, cô, dì, cậu…

e. Mang: vác, đội, cắp, xách, khiêm…

Câu 4. Gạch bỏ nhưng từ ngữ không phù hợp.

a. Thuốc lào

b. Thủ quỹ

c. Bút điện

d. Hoa tai

Câu 5. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó có một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp.

- Động từ nghĩa rộng: khóc.

- Động từ nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi.

Bài viết gợi ý: