TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI GIANG SƠN TƯƠI ĐẸP

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát một trong các bức tranh sau và nói về vẻ đẹp của cảnh vật trong ảnh.

Gợi ý:

Thứ tự các ảnh từ trái qua phải, từ trên xuống dưới:

- Ảnh 1: Một thác nước thật hùng vĩ. Dòng nước trắng xoá đổ từ trên cao xuống như một toà lâu đài được buông hai chiếc màn trắng muốt trước cổng. Bọt nước tung mù cả chân thác, luồn lách theo các ghềnh đá với đủ hình thù độc đáo.

- Ảnh 2: Phong cảnh của vịnh thật nên thơ với vô số đảo nổi xanh um cây cối. Mặt nước vịnh nhuộm hai sắc xanh của mây trời và xanh của rừng cây. Từng chiếc thuyền buồm như vỏ sò khổng lồ, thuyền nan nhỏ tẹo, ghe chài to bản di chuyển qua lại trên mặt vịnh lăn tăn sóng gựn.

- Ảnh 3: Thảm lúa dày đặc như nhung, uốn lượng thành bậc của nhiều gam màu đẹp như tranh vẽ. Những thửa ruộng bậc thang miền Trung du mang một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc vùng cao.

- Ảnh 4: Con rạch rợp bóng râm phủ một màu xanh của miền sông nước. Dãy đước thẳng tắp, xếp đều hai bên như một cổng chào được trải thảm xanh trên mặt nước lung linh ánh nắng; mời gọi du khách quẫy tay chèo trên thuyền độc mộc, đến với vườn cây ăn quả sum sê, nhẫy nhượt.

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn "Ki diệu rừng xanh” (SGK/131).

5. Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây:

1) Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì? Vì sao các bạn lại có những liên tưởng ấy?

2) Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp lên như thế nào?

3) Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Gợi ý:

1) Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Vì có những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì như đền đài, miếu mạo, cung điện.

2) Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp lên một cách thần bí như trong truyện cổ tích.

3) Những muông thú trong rừng được miêu tả sông động và tinh tế. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp; những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp nhìn theo; mấy con mang vàng đang ăn cỏ, những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng.

Sự có mặt của chúng khiến cho cảnh rừng trở nên sông động, xuất hiện nhiều bất ngờ thú vị.

6. Trả lời câu hỏi trước lớp:

1) Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi”?

Gợi ý: Vàng rợi là từ chỉ màu vàng tươi sáng, đều khắp, rất đẹp mắt.

2) Phát biểu cảm nghĩ riêng của em khi đọc bài Kì diệu rừng xanh.

Gợi ý:

1) Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng sợi” vì nơi đây nhiều sắc vàng được hoà quyện vào nhau: lá khộp vàng trên cây và rơi rụng rải thảm dưới gốc cây, những con mang vàng, nắng rực vàng.

2) Bài văn giúp em cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng xanh, một món quà quý mà thiên nhiên đã ban tặng.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. a) Thực hiện các bài tập trong phiếu học tập (SGK/134).

Gợi ý:

a) 1) Gạch dưới các tiếng có chứa yê hoặc ya:

Rừng khuya

Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. Màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón.

b) Nhận xét vị trí dấu thanh ở các tiếng tìm được.

Trong những tiếng có âm đệm và âm cuối, dấu thanh được ghi ở chữ cái thứ hai của âm chính.

2) Điền tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:

a) Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu.

Xuân Quỳnh

b) Lích cha lích chích vành khuyên

Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng.

Bế Kiến Quốc

3. Ghi vào vở (theo mẫu) tên của loài chim trong mỗi tranh dưới đây (SGK/135). (hải yến, yểng, đỗ quyên)

Gợi ý:

M: 1 - yểng 2 - hải yến 2 - đỗ quyên

4. Thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập.

1) Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên?

a) Tất cả những gì do con người tạo ra.

b) Tất cả những gì không do con người tạo ra.

c) Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.

2) Gạch dưới những từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Lên thác xuống ghềnh.

b) Góp gió thành bão.

c) Nước chảy đá mòn.

d) Khoai đất lạ, mạ đất quen.

Gợi ý:

1) b

2) a) thác, ghềnh

b) gió, bão

c) Nước, đá

d) Khoai, đất, mạ

5. Tìm những từ ngữ miêu tả không gian rồi viết vào phiếu hoặc vở (theo mẫu) (SGK/136).

Gợi ý:

Các từ tìm được

a) Tả chiều rộng

M: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang

b) Tả chiều dài (xa)

M: tít tắp, ngút ngát, tít tắp, đằng đẵng

c) Tả chiều cao

M: cao vút, chót vót, chất ngất, vòi vọi

d) Tả chiều sâu

M: hun hút, hoăm hoắm, thăm thẳm

6. Đặt một câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.

Gợi ý:

Bầu trời xanh trong, cao vời vợi.

7. Đặt câu miêu tả sóng nước trong mỗi ảnh dưới đây (SGK/136).

Gợi ý:

- Ảnh 1: Những đợt sóng hung tợn, dâng cao hàng chục mét.

- Ảnh 2: Những con sóng mơn man bãi cát trong đêm trăng.

8. Xếp các thẻ từ ngữ cho dưới đây vào bảng phân loại bên dưới.

ì âm,

lăn tăn,

trào dâng,

cuộn trào,

ào ào

dềnh dàng,

rì rào,

ầm ầm,

lao xao,

dập dềnh .

ì oạp,

ào ạt,

ầm ào,

cuồn cuộn,

lững lờ


Tả tiếng sóng

Tả làn sóng nhẹ

Tả đợt sóng mạnh

M: ì ầm

M: lăn tăn

M: cuồn cuộn

Gợi ý:

- Tả tiếng sóng: ì ầm, ào ào, rì rào, ầm ầm, ì oạp, ầm ào.

- Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dềnh dàng, lao xao, dập dềnh, lững lờ.

- Tả đợt sóng mạnh: trào dâng, cuộn trào, ào ạt, cuồn cuộn.

9. Mỗi em đặt một câu với một trong các từ ngữ ở hoạt động 8.

Gợi ý

- Tiếng sóng ì oạp vỗ vào mạn tàu.

- Mặt hồ lao xao bởi làn sóng nhẹ.

- Trong cơn dông, từng đợt sóng trào dâng úp chụp vào bãi.

Bài viết gợi ý: