Soạn bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
Ba khúc hát ru đều mở đầu bằng hai câu:
“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.”
Và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ:
“Ngủ ngoan A Kay ơi, ngủ ngoan A Kay hỡi.”
Trong mỗi khúc hát, lời ru của mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Cách lặp đi, lặp lại, cách ngăt nhịp như thế tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa. Giọng điệu ấy thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ giành cho con.
Câu 2: Phân tích người mẹ Tà Ôi được miêu tả trong bài thơ:
Hình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh và công việc cụ thể qua từng khúc hát:
- Khúc hát thứ nhất:
Người mẹ giã gạo nuôi bộ đội:
“Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gây nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:”
Me vất vả nên em vất vả theo. Mồi hôi mẹ ướt đẫm áo em nhưng bù lại em được say giấc nồng trên lưng mẹ và trong lời ru của mẹ:
“Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”.
Trong lời ru của mẹ ta thấy chứa chan tình yêu con, tình yêu bộ đội, yêu cách mạng và kháng chiến. Qua khúc hát ta thấy ươc mơ của mẹ thật giản dị và cảm động biết bao: Mẹ ước mơ em lớn “Vung chầy lún sân”.
- Khúc hát thứ hai:
Người mẹ tỉa bắp trên núi, nuôi làng, nuôi bộ đội:
“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”
Hình ảnh đối lập gợi sự nhỏ bé của mẹ giữa rừng núi mênh mông heo hút, diễn tả sự chịu đựng gian khổ của người mẹ Tà Ôi. Ở khúc hát này, trong lời ru của mẹ ta thấy tình yêu con, tình yêu làng tha thiết và mẹ ước mơ con của mẹ lớn sẽ “Phát mười ka lưi…”
- Khúc hát thứ ba:
“Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng”
Mẹ trực tiếp ra trận. “Mẹ đưa em đi để giành trận cuối”. Mẹ cùng em ra chiến trường, trực tiếp tham gia chiến đấu cùng “Anh trai”, “Chị gái”. Giờ đây mẹ ước mơ được thấy Bác Hồ, ước mơ: “Mai sau con lớn làm người tự do”.
- Hình ảnh người mẹ hiện lên trong mỗi khúc hát vừa có sự lặp lại, vừa có sự phát triển. Không gian làm việc của mẹ càng ngày càng rộng mở, từ giã gạo ở nhà đến phát rẫy trên nương và cuối cùng mẹ ra chiến trường. Trong mỗi khúc hát ta thấy lúc đầu mẹ là mẹ chiến sĩ, về sau chính mẹ là chiến sĩ. Hình ảnh mẹ trong bài thơ không chỉ mang ý nghĩa cụ thể về một người mẹ Tà Ôi mà còn mang ý nghĩa khái quát. Trong cuộc kháng chiến thần thánh ấy có biết bao người mẹ. Những người mẹ Việt Nam yêu con, yêu nước, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng tham gia vào cuộc kháng chiến vĩ đại vì độc lập tự do của dân tộc.
Câu 3. Gợi ý phân tích câu thơ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.
Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, vừa sử dụng phép ẩn dụ mặt trời của bắp ấy là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài. Còn “Mặt trời của mẹ” là em. Em là mặt trời của đời mẹ. Em mang ánh sáng, nguồn sống tinh thần đến cho mẹ, em là một mặt trời nhỏ bé gần gũi thân thương ngay trên lưng mẹ. Em cần thiết với cuộc đời mẹ xiết bao! Hình ảnh khắc họa tình cảm sâu đậm của người mẹ đối với con.
Câu 4. Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình. Tình yêu con tha thiết biến thành lời ru với những ước mơ dịu ngọt.
Trong ba khổ thơ là sự đan xen hòa quyện hai lời ru: Lời u gián tiếp (của nhà thơ) và lời ru của mẹ. Lời ru của mẹ có quan hệ rất tự nhiên, chặt chẽ với công việc mẹ đang làm, với tình cảm và ước mơ của mẹ.
- Mẹ giã gạo nên mẹ mơ con lớn “Vung chầy lún sân” giã những hạt gạo trắng ngần.
- Mẹ tịa bắp nên mơ con lớn “Phát mười Ka Lư” tỉa nhiều bắp nuôi làng.
- Mẹ địu con ra trận nên mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ thấy đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp và “Mai sau con lớn làm người tự do”.
Không gian làm việc của mẹ rộng dần ra. Tình yêu của mẹ cũng rộng mở và phát triển:
- Yêu con – yêu bộ đội
- Yêu con – yêu làng
- Yêu con – yêu nước.
Ước mơ của mẹ lớn dần. Nhà thơ không để mẹ nói trực tiếp giấc mơ mà để vào giấc mơ con. Mẹ mong con ngủ ngoan và có những giấc mơ đẹp “Con mơ cho mẹ”, cụm từ này cứ lặp đi lặp lại tạo nên giai điệu tha thiết, tin yêu
Câu 5. Tình yêu con của người mẹ gắn liền với tình yêu bộ đội, yêu buôn làng gian khổ, yêu đất nước. Tình cảm riêng chung đã hòa làm môt. Những mong ước của mẹ cũng là mong ước cho con, cho làng, cho đất nước, mong con lớn giã gạo nuôi bộ đội, phát rẫy nuôi làng và cầm súng ra trận, cả gia đình ra trận, cả đất nước ra trận. Thật là:
“Lớp cha đi trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung cây quân hành”.
Vì độc lập tự do của dân tộc. Mẹ là mẹ chiến sĩ, mẹ là chiến sĩ, mẹ là người mẹ Việt Nam anh hùng.