TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI
A- HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Tìm hiểu “Nhân vật trong truyện”.
1) Xếp các nhân vật trong những truyện em vừa học (Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện, con giao long, bà cụ ăn xin, mẹ con bà góa, những người dự lễ hội) vào hai nhóm:
a. Nhân vật là người.
b. Nhân vật là vật (con vật, đố vật, cây cối,...)
2) Nhận xét về tính cách của các nhân vật:
a. Dê Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)
b. Mẹ con bà góa (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể)
3) Viết kết quả em làm được vào phiếu bài tập:
Truyện | Nhân vật | Tính cách | |
Người | Vật | ||
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu |
|
|
|
Sự tích hồ Ba Bể |
|
|
|
4) Căn cứ vào đâu em có nhận xét về tính cách của nhân vật như vậy?
Gợi ý:
3)
Truyện | Nhân vật | Tính cách | |
Người | Vật | ||
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu |
| Dế Mèn Nhà Trò bọn nhện | Dế Mèn khảng khái, giàu lòng thương người, ghét áp bức |
Sự tích hồ Ba Bể | Bà cụ ăn xin. Mẹ con bà góa. Người dự lễ hội | Con giao long | Mẹ con bà góa giàu lòng nhân ái, quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ người gặp hoạn nạn |
4) Căn cứ vào hành động, lời nói và suy nghĩ của nhân vật.
3. Đọc truyện Ba anh em và trả lời các câu hỏi (SGK/17, 18)
1) Nhân vật trong câu chuyện là những ai?
2) Em có đồng ý với nhận xét của người bà về tính cách của từng cháu không?
3) Dựa vào nhừng điểm nào, bà có nhận xét như vậy?
Gợi ý:
1) Những nhân vật trong câu chuyện: bà ngoại và ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca.
2) Bà nhận xét về tính cách của từng cháu rất chính xác.
3) Bà quan sát và căn cứ vào hành động của mỗi đứa cháu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Viết tiếp để hoàn thành mẩu chuyện cho thấy bạn Chiến là người biết quan tâm đến người khác: Chiến mãi vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc...
Gợi ý:
Chiến vội dừng lại, chạy đến đờ em bé lên, phủi những bụi bẩn bám ở quần áo. Bạn ấy dỗ cho em bé nín khóc rồi nói lời xin lỗi.
2. Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Viết kết quả phân tích 5 tiếng vào phiếu theo mẫu:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
M:
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
hoài | h | oai | huyền |
Gợi ý:
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
khôn | kh | ôn | ngang |
ngoan | ng | oan | ngang |
đối | đ | ôi | sắc |
đáp | đ | ap | sắc |
người | ng | ươi | huyền |
ngoài | ng | oai | huyền |
gà | g | a | huyền |
cùng | c | ung | huyền |
một | m | ôt | nặng |
mẹ | m | e | nặng |
chớ | ch | ơ | sắc |
hoài | h | oai | huyền |
đá | đ | a | sắc |
nhau | nh | au | ngang |
3. Tìm nhưng tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên và viết vào vở.
Gợi ý:
Những tiếng bắt vần với nhau: ngoài - hoài
4. a) Tìm và viết vào vở từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Tố Hữu
b) So sánh các cặp tiếng bắt vần với nhau xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn.
Gợi ý:
a) choắt - thoắt; xinh - nghênh
b) choắt - thoắt. Vần oăt giống nhau hoàn toàn.
xinh - nghênh, vần inh - ênh giống nhau không hoàn toàn
5. Thi giải nhanh câu đố sau:
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bo hết hóa ra béo tròn
Để nguyên, mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.
(Là ba chữ gì?)
Gợi ý:
bút, út, ú
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. Một người nêu vần, người kia nói ngay từ láy vần.
M: ăn -> lăn tăn
Gợi ý:
ang -> chang chang, âng -> lâng lâng,
on -> lon ton, iên —> liên miên, ung -> lúng túng