Soạn bài luyện tập về một số cách diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau
Câu 1.
a. Xe (không) được rẻ trái
- > Xe trống, không chở hàng được rẽ về phía bên trái.
- > Tất cả các loại xe không được rẽ về phía bên trái.
Chiếc xe (đạp) nặng quá.
- > Chiếc xe đạp nặng (khối lượng chiếc xe)
- > Chiếc xe, đạp đi nặng quá (động tác đạp xe chạy)
Máy (nổ) tắt liên tục.
- > Máy nổ rồi tắt, cứ luân phiên như thế.
- > Chiếc máy này không chịu nổ.
Người thợ (lặn lội) trên dòng sông đầy rác thải
- > Người thợ lặn, lội trên dòng sông đầy rác thải (Người thợ lặn đang lội…)
- > Người thợ lặn lội trên dòng sông đầy rác thải (Người thợ lặn đang ngụp lặn)
Đôi chân (không) nhúng xuống nước.
- > Đôi chân không (mang giày), nhúng xuống nước.
- > Đôi chân ở trên bờ.
Anh chàng mặc áo sơ mi (trắng trợn) tròn mắt nhìn cô.
- > Anh chàng mặc áo sơ mi (trắng trợn) tròn mắt nhìn cô.
- > Anh chàng mặc áo sơ mi, trắng trợn, tròn mắt nhìn cô.
Có một chiếc xe (lăn) trên con đường sỏi.
- > Có một chiếc xe lăn, trên con đường sỏi.
- > Có một chiếc xe, lăn trên con đường sỏi.
Cả nhà (hát) say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
- > Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
- > Cả nhà hát (khán giả) say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm).
b. Các câu này đều giống nhau là một từ vừa có thể là định nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ vừa là vị ngữ của câu. Một từ có hai vị trí, hai chức năng cú pháp nên xảy ra hai cách hiểu.
Câu 2.
a. Tôi không đi đâu.
- > Tôi không đi đâu xa cả, chỉ quẩn quanh ở nhà.
- Tôi không chịu đi.
Thằng bé có thể bơi qua sông.
- > Chỉ nói về năng lực mà chưa làm.
- > Thằng bé đang bơi và hi vọng.
Bây giờ thì nó phải lên đường rồi.
- > Nó (không nói chuyện nữa, vì) chuẩn bị đi.
- > Nó (đang ở xa), chắc bây giờ đã lên đường.
Anh ấy nói nghe có được không?
- > Nghe có rõ không (nhỏ, to)
- > Nghe có xuôi tai không (hay, dở)
Gã định đoạt tài sản thừa kế của cả hai chị em.
- > Gã định (cướp) đoạt tài sản thừa kế của cả hai chị em.
- > Gã định đoạt (giúp) tài sản thừa kế của cả hai chị em.
Chị lấy sách cho tôi.
- > Chị lấy sách (để) cho tôi.
- > Chị lấy sách (giùm) cho tôi.
Đằng ấy có chuyện gì không?
- > Bạn có chuyện gì không?
- > Phía bên ấy có chuyện gì không?
Chúng kiếm rat ay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại,
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một người thôi.
(Nguyễn Khuyến)
- > Thiên hạ ngạc nhiên / anh hùng duy nhất.
- > Thiên hạ còn một mắt / anh hùng có một con ngươi (mắt).
b. Các trường hợp trên đây có chung một vài đặc điểm từ vựng: hiện tượng đồng âm hay đa nghĩa.
Câu 3. Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Nguyễn Khuyến)
- > Cá đâu đó đang đớp.
- > Cá ở đâu đó đang đớp.
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. (Huy Cận)
- > Đâu đó có tiếng chợ chiều ở làng xa
- > Đâu rồi tiếng chợ chiều ở làng xa.
Cả hai cách biểu đạt chấp nhận được, vì đây là hiện tượng đa nghĩa của ngôn từ. Nhưng khi đặt trong văn cảnh bài thơ thì chỉ có một cách hiểu hay nhất là hợp lí nhất. Cả hai câu nên chọn cách hiểu thứ hai.
Câu 4. Đặt câu.
- Lối xưa xe ngựa dập dìu
Bác Năm mới đóng cổ xe ngựa.
- Tàu chuyên chở hành khách
Anh cần thuê người chuyên chở số hàng ngày.
- Anh thử thách tôi.
Nó vượt qua nhiều vòng thử thách.
- Nó chỉ trích ba vấn đề cơ bản
Anh bị nó chỉ trích là nhiều quá.