TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NAM VÀ NỮ
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/3)
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Vẻ mặt, điệu bộ của những người trong tranh nói lên điều gì?
Gợi ý:
- Tranh vẽ cảnh một con tàu đang bị chìm dần trong biển cả.
- Vẻ mặt, điệu bộ của những người trong tranh cho thấy họ thật sự hoảng loạn và đau đớn khi vĩnh biệt những người còn lại trên chiếc tàu đang chìm dần.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn “Một vụ đắm tàu” (SGK/4)
5. Thảo luận, trả lời câu hói:
1) Sắp xếp các sự việc sau theo đúng trình tự câu chuyện:
(Em viết vào vơ thứ tự các sự việc được sắp xếp đúng theo mẫu:
M: 1 - (c), ...)
2) Nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình về hành động nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô.
3) Cùng nói về ý nghĩa của câu chuyện.
4) Mỗi em hãy tưởng tượng và nêu một kết cục khác cho câu chuyện.
Gợi ý:
1) 1 - (c); 2 - (d); 3 - (b); 4 - (a).
2) Ma-ri-ô là con người cao thượng, hi sinh bản thân, nhường sự sống cho bạn.
3) Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ót-ta. Ma- ri-ô cao thượng, vị tha; Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, giàu tình cảm.
4) Bất ngờ, một vầng sáng phát ra từ trên cao, rọi thẳng ngay phía Ma-ri-ô đang đứng. Một sợi thang dây từ chiếc trực thăng cứu hộ được thả xuống. Ma-ri-ô vội bám vào và chiếc thang từ từ được kéo lên.
Mọi người trên xuồng cứu hộ hò reo, vui mừng khôn xiết. Đặc biệt là Giu-li-ét-ta, niềm hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt đẫm nước mắt. Và nụ cười đã nở trên môi của Giu-li-ét-ta.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. a) Tìm các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thương trong đoạn văn sau:
Gắn bó với miền Nam
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968) quê ở Quảng Nam là người đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ sức khỏe cho bộ đội, đặc biệt là trong lĩnh vực chống bệnh lao. Sinh thời, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và các phần thưởng cao quý: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. Sau khi mất, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
(Theo Từ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM)
b) Thảo luận, nêu cách viết hoa các cụm từ đó.
Gợi ý:
a) Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b) Các cụm từ ấy được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nêu trong cụm từ có tên riêng chỉ người (Hồ Chí Minh) thì viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.
3. Viết vào vở tên các danh hiệu trong đoạn văn dưới đây cho đúng:
Với các thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, huyện cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhà nước tuyên dương dơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn huyện có 2 xã được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 28 bà mẹ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.
(Theo VIỆT NAM KÌ TÍCH)
Gợi ý:
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
4. Ôn luyện về dấu chấm, châni hỏi, chấm than.
a) Tìm và nêu tác dụng của các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui “Kỉ lục thế giới' (SGK/7) (gạch dưới các dấu câu theo yêu cầu)
b) Viết vào phiêu nhóm tác dụng của mỗi dấu câu (SGK/8).
Gợi ý:
a) Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. Không may, anh bị cám nặng. Bác sĩ bảo:
- Anh sốt cao lắm! Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã!
Người bệnh hỏi:
- Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?
Bác sĩ đáp:
- Bốn mươi mốt độ
Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:
- Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?
(MINH CHÂU sưu tầm)
b)
Dấu câu | Tác dụng |
Dấu chấm | Dùng đế kết thúc câu kể |
Dấu chấm hỏi | Dùng để kết thúc câu hỏi |
Dấu chấm than | Dùng để kết thúc câu cảm, câu cầu khiến |
5. Tìm chỗ thích hợp để đặt dấu chấm. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc viết hoa (SGK/8)
Gợi ý:
Thiên đường của phụ nữ Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ. Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ. trong mỗi gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng hết lời tạ ơn đấng tối cao. (Theo tạp chí THẾ GIỚI MỚI) - Viết hoa lại các chữ đầu câu: Ở đây, Trong mỗi gia đình,... |