TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (TIẾP THEO)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát bức tranh sau và cho biết tranh vẽ cảnh gì (SGK/12)
Gợi ý:
Dưới ngọn đèn dầu lù mù trong một căn phòng đơn sơ nhưng ngăn nắp, anh Thành đang ngồi nói chuyện cùng anh Lê thì anh Mai gõ cửa rồi bước vào.
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A:
Gợi ý:
a - 3; b - 1; c - 4; . d - 2; e - 5
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau'?
2) Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? Tìm và ghi lại vào hảng nhóm.
3) “Người nông dân số Một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? Viết câu trả lời của em vảo vở.
Gợi ý:
1) Anh Lê cảm thây mình quá lạc hậu, yếu đuôi và nhỏ bé trưó'c sức mạnh vũ khí của kẻ thù.
Anh Thành không cam chịu, muốn ra nước ngoài học cái hay, cái mới đế về cứu dân, cứu nước.
2)
Lời nói | Cử chỉ |
- Tôi muốn ... về cứu dân mình. - Tiền đây chứ đâu? - Tôi nghĩ ... được không anh? - Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ. | - Xòe hai bàn tay ra.
|
3) “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là anh Nguyễn Tất Thành, là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi như vậy vì ý thức là công dân của một nước độc lập dã sớm hình thành trong tư tương của Người.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Trong hai đoạn văn mở bài bài văn tả một người thân sau đây, đoạn nào mở bài trực tiếp? Đoạn nào mở bài gián tiếp? Hai đoạn văn có điểm nào giống và khác nhau?
a) Nếu có ai hỏi rằng: “Em yêu ai nhất?” thì không cần suy nghĩ, em có thể trả lời ngay: “Em yêu bà nhất.”
b) Đã gần Tết rồi. Năm nay, em lại được về quê nội ăn Tết, thật là vui. Em sẽ được đi chơi, được mừng tuổi. Nhưng vui nhât là được về với bà nội, người em yêu quý nhất.
Gợi ý:
Đoạn a mở bài trực tiếp, đoạn b mở bài gián tiếp.
- Hai đoạn đều giới thiệu người sè tả là người bà.
- Hai đoạn khác nhau:
+ Đoạn a: Giới thiệu ngay người bà trong gia đình.
+ Đoạn b: Giới thiệu về hoàn cánh, niềm vui khi về quê rồi mới giới thiệu người bà định tả.
2. Viết vào vở phần mở bài cho một trong các đề bài dưới đây theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
a) Tả một người thân trong gia đình em.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Gợi ý:
a) • Mở bài trực tiếp:
Trong gia đình, người em yêu thương và gần gũi nhất chính là mẹ.
• Mở bài gián tiếp:
Em có một gia đình hạnh phúc. Mọi người trong nhà từ ông bà, cha mẹ đến anh chị đều yêu thương em. Nhưng ngưừi mà em yêu thương và gần gùi nhất chính là mẹ.
b) • Mở bài trực tiếp:
Bạn Lan là người bạn rát đáng quý. Đây cũng là người bạn thân nhất của em.
• Mở bài gián tiếp:
Lớp em luôn đoàn kết và yêu thương nhau. Tất cả các bạn đều quan tâm, giúp đờ nhau cùng tiến bộ. Trong sô những người bạn tốt ấy, em thân với Lan nhất. Lan là một người bạn rất đáng quý.
c) • Mở bài trực tiếp:
Thần tượng của em đã xuất hiện. Đó là ca sĩ Mỹ Tâm.
• Mở bài gián tiếp:
Hôm nay là ngày cuối tuần, cả nhà em quây quần bên mâm cơm và cùng xem ti vi. Chương trình ca nhạc đặc sắc đả bắt đầu với nhiều ca sĩ nổi tiếng. Niềm vui của em càng dâng cao khi ca sĩ Mỹ Tâm xuất hiện.
d) • Mở bài trực tiếp:
Trong số những nghệ sĩ hài dễ thương, em thích nhất nghệ sĩ Hoài Linh.
• Mở bài gián tiếp:
Sân khấu hài kịch mang đến sự thư giãn cho mọi người sau những ngày học tập và làm việc vất vả. Để làm được điều đó thì cần có những nghệ sĩ hài tài năng như Trấn Thành, Chí Tài, Trường Giang, Việt Hương, Hoài Linh,...
Trong các nghệ sĩ ấy, em thích nhât là chú Hoài Linh.
4. Nghe thầy cô kể chuyện Chiếc đồng hồ (Theo sách BÁC HỒ KÍNH YÊU) 2-3 lần.
Tham khảo bài kể tại đây:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
2. Chia sẻ với người thân điều em học được từ câu chuyện.
Gợi ý:
Mỗi người lao động đều có công việc riêng của mình. Công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý và mang lợi ích cho xã hội.