Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Ý kiến b và ý kiến c là đúng.
- Khác với những bài ca dao trong phần “Những câu hát về tình cảm gia đình” mà chúng ta đã học, thường có lời của một người và chỉ có một phần. Bài ca dao này có hai vế đối và đáp.
Phần đầu là lời chàng trai và cô gái.
Phần sau là lời người con gái đáp lại lời đô của chàng trai.
- Đây là hình thức khá phổ biến trong ca dao – dân ca. Mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng vào những dịp lễ hội hoặc vui chơi trong lao động.
Câu 2.
- Chàng trai hỏi đố cô gái chủ yếu là những địa danh nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ.
- Dùng những đặc điểm về địa danh để hỏi đáp là để thử tài nhau, thử tài về kiến thức địa lí: “Sông nào sáu khúc”, “Nút thắt cổ bồng”… Thử tài về kiến thức lịch sử văn hóa: “Ở đâu năm cửa”, “Đền nào thiêng nhất”, “Nơi nào thánh sinh”…
- Đó là sự biểu hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước: từ Hà Nội đến Hải Dương, từ Lạng Sơn, Bắc GIang xuôi về Thanh Hóa, ở đâu cũng có những vẻ đẹp riêng, thơ mộng hữu tình, giàu truyền thống văn hóa.
Câu 3.
a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa.
- Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.
- Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
- Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.
b. Cách tả của bài ca dao
- Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.
- Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.
c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.
- Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.
- Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử.
d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.
- Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo đựng nên thắng cảnh.
- Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựn để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.
Câu 4.
a. Nhận xét về cảnh trí và cảnh tả:
- Phong cảnh xứ Huế rất nên thơ, hữu tình làm ngơ ngẩn hồn người, tựa như một bức tranh sơn thủy thơ mộng.
- Không miêu tả cụ thể mà dùng thủ pháp so sánh để cực tả vẻ đẹp của cảnh.
b. Phân tích đại từ “Ai”.
- “Ai” đại từ phiếm chỉ:
+ Là những người đã quen
+ Những người chưa quen
+ Những người có lòng với Huế mến cảnh mến người
- Lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”:
+ Lời mời ngắn gọn dừng lại ở câu lục chỉ 6 chữ, thay vì kết thúc một bài ca dao lục bát là câu bát (8 chữ).
+ Người mời vừa rất chân thành, nhưng vừa rất kiêu hãnh tự hào về xứ Huế nên thơ: “Xứ Huế quyến rũ vậy đấy, đố ai cưỡng nổi lòng mìn” vừa mời vừa thách đố.
Câu 5.
- Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác.
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đạo từ:
Đứng bên ni đồng – Đứng bên tê đồng - > Điệp từ và đối
Mênh mông bát ngát – Bát ngát mênh mông - > Đảo điệp
- Ý nghĩa tác dụng:
+ Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng.
+ Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.
Câu 6.
- Phép so sánh: cô gái như chẽn lúa đòng đòng trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái.
- Sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực.
Câu 7.
- Có lẽ đây là lời của người con gái; đi thăm đồng một buổi sáng mai, vừa ngắm nhìn cánh đồng tươi đẹp mênh mông vừa nghĩ tới mình với niềm vui rạo rực của tuổi thanh xuân.
- Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng đây là lời của chàng trai, chàng trai đang nói về cánh đồng và cô gái đẹp trẻ trung đầy sức sống.
- Ý kiến này cũng có sơ sở song chưa thật hợp lí lắm. Bởi vì cụm từ “Thân em như” thường là dùng để người con gái tự nói về mình.
Ví dụ như:
- Thân em như tấm lụa đào
- Thân em như miếng cau khô
- Thân em như hạt mưa sa.
II. Luyện tập.
Câu 1. Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca.
- Bốn bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
+ Bài 1 : Lục bát biến thể. Bởi vì có những dòng lục phải 6 tiếng : câu thứ 3 – lối đáp của cô gái. Có những dòng bát không phải là 8 tiếng là 9 tiếng : câu thứ 2 ở lời của chàng trai và câu thứ 2 ở lời đáp của cô gái.
+ Bài 4 : Hai dòng đầu : 12 tiếng.
Dòng 3 : 7 tiếng
Dòng 4 : 8 tiếng
Câu 2. Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca là gì ?
- Bốn bài ca dao có những giọng điệu, những vẻ đẹp khác nhau, nhưng đều mang một nét chung là tình yêu quê hương đất nước tha thiết.
- Điều này đã cụ thể trong ghi nhớ, em đừng quên học thuộc.