Soạn bài nói giảm nói tránh
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
1. Các phần in đậm trong ba câu trích đều nói đến cái chết.
- Tôi sẽ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác”. (Hồ Chí Minh – Di chúc)
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi. (Tố Hữu – Bác ơi)
- Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương – Thư nhà).
Cách nói trên đây là để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn.
Như vậy, nói giảm là phương tiện tu từ làm nhẹ đi, yếu đi một đặc trưng nào đó được nói đến.
2. Tác giả dùng từ ngữ “bầu sữa” trong câu văn để tránh nói những từ thô tục.
3. So sánh hai cách nói, cách nói thứ hai tế nhị hơn, có tính chất nhẹ nhàng, người nghe dễ tiếp nhận.
- Lười lắm -> không được chăm chỉ lắm!
II. Luyện tập
1. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ thích hợp: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a. Khuya lắm rồi mời bà đi nghỉ.
b. Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé.
c. Đây là phần học của trẻ em khiếm thị.
Các em điền tiếp vào câu d, e.
2. Trong các cặp câu trong SGK có các câu sử dụng cách nói giảm nói tránh.
A2) Anh nên hòa nhã với bạn bè.
B2) Anh không nên ở đây nữa.
C1) Xin đừng hút thuốc là trong phòng.
D1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
E2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
3. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
a. Cậu hôm nay mặc áo quần lòe loẹt quá.
Hôm nay cậu mặc quần áo hơi màu mè đấy.
b. Cái xe của cậu như đồ nhôm nhựa.
Cái xe của cậu nước sơn hơi bị mờ.
c. Bài tập làm văn của cậu viết dở lắm.
Bài tập làm văn của cậu viết chưa đạt được như mong muốn.
d. Cậu cút đi!
Cậu xem có nên ở đây nữa không?
e. Thái độ của anh bất lịch sự quá!
Thái độ của anh hơi quá mức đấy.
4. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
Những tình huống giao tiếp cần nói đúng, nói thật thì không nên dùng lời nói giảm, nói tránh.