Soạn văn Ông lão đánh cá và con cá vàng

 

 

  1. Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của những biện pháp này.
  • Có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng
  • Việc lặp lại hành động đi ra biển này nhấn mạnh sự tham lam của bà vợ, nhiều lần ra biển tức nhiều lần đòi hỏi và đòi hỏi cứ leo thang mãi. Ngoài ra, việc lặp lại giúp tác giả thể hiện nhân vật.

 

 

  1. Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
  • Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển lại trở nên dữ dội hơn, cụ thể:

+ Lần 1: gợn sóng êm ả

+ Lần 2: biển xanh đã nổi sóng

+ Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội

+ Lần 4: biển nổi sóng mù mịt

+ lần 5: một cơn dông tố kinh hoàng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm

  • Có thể giải thích theo hai cách sau:

+ mặt biển đại diện cho tham vọng, nên tham vọng tăng cao, biển càng dữ dội

+ mặt biển đại diện cho tâm trạng, trước sự tham lam của bà vợ, mặt biển như tỏ thái độ của mình: thái độ phản đối. Đây cũng có thể coi là tâm trạng của cá vàng, hoặc chính của tác giả

  • Nếu coi biển là tham vọng, thì biển là công cụ phản chiếu
  • Nếu coi biển là tâm trạng thì biển là công cụ phản ứng lại

 

               

 

  1. Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ vợ đi tới tột cùng?
  • Lòng tham của mụ vợ là vô đáy, sự bội bạc của mụ là tận cùng.
  • Sự bội bạc của mụ vợ với ông lão được thể hiện qua những lần ông trở về sau khi ra biển:

+ lần 1: mắng là đồ ngốc

+lần 2: quát to hơn: đồ ngu

+ lần 3: mắng như tát nước vào mặt

+ lần 4: mụ quát lão một thôi và bắt lão quét dọn chuồng ngựa ( lão không chỉ bị mắng nữa, lão đã bị coi như một nô lệ)

+ lần 5: mụ không thèm nhìn, ra lệnh đuổi đi

  • Khi sự bội bạc của mụ vợ đi đến tận cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương để cá vàng phải hầu hạ. Câu hỏi đặt ra là ai đã giúp bà ta? Không phải cá vàng sao? Nhưng bà ta không những không biết ơn, thậm chí còn muốn ân nhân phải hầu hạ mình. Đây mới chính là hành động bội bạc nhất.

 

  1. Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó
  • Câu chuyện kết thúc bằng cái máng lợn cũ. Ta nên nhớ mở đầu tham vọng của bà vợ xuất phát từ cái máng lợn. Kết thúc lại quay về cái máng lợn.
  • Đây là kết cấu vòng tròn.
  • Ý nghĩa: đi một quãng rất xa rồi lại quay về lúc ban đầu, trèo cao thì ngã đau, tham vọng lắm thì cái giá của tham vọng càng đáng thất vọng nhiều. Đau đớn là đây!!! Giá bà vợ biết vừa lòng với đòi hỏi, vừa lòng với thức tại thì cái cuộc sống kia vẫn còn, nhưng tham vọng lại thêm sự bội bạc đã biến tất cả trở về với cái máng lợn vỡ. Nụ cười ẩn chứa trong kết thúc, một nụ cười của coi thường và chê bai. 
  •  

                                                                                                               

  1. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng?

- Cá vàng trừng trị mụ vợ chính xác là vì sự tham lam. Nhưng chính sự bội bạc của mụ vợ làm sự tức giận của cá vàng lên đến đỉnh điểm. Thế nên, ta đi đến kết luận, cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả sự tham lam lẫn bội bạc của mụ.

- Cá vàng tượng trưng cho sự công bằng. Cá trả ơn người có ơn (ông lão) và trừng trị kẻ vô ơn(mụ vợ)

 

Người viết: Nguyễn Minh Hòa

Bài viết gợi ý: