SOẠN BÀI QUA ĐÈO NGANG

Bà Huyện Thanh Quan

 

 

Câu 1

  • Qua Đèo Ngang thuộc thể loại thất ngôn bát cú Đường luật
  • Nhận biết:

     + Tám câu, mỗi câu 7 chữ

     + gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8, có vần”a”: “tà”, “hoa”, “nhà”,…

     + Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau

Câu 2

  • Cảnh tượng Đèo Ngang được nêu trong bài là  thời điểm buổi chiều: “xế tà”
  • Buổi chiều thường gợi buồn, nhất là nỗi nhớ xa quê vì chiều là lúc người ta trở về nhà.

 

Câu 3

- Cảnh: cỏ, cây, đá, hoa, lá,  núi,  sông, nhà chợ, chim cuốc, chim đa đa, chú tiều

- không gian: rộng lớn, hoang vắng

- thời gian: chiều muộn

- âm thanh: buồn bã, khắc khoải

- cuộc sống con người: vắng vẻ, hiu hắt

 

 

Câu 4

  • Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan là tâm trạng nhớ quê hương
  • Cảnh vật vì thế cũng mang nỗi niềm tâm trạng: hoang vắng, xa xôi, hiu hắt, đặc biệt nỗi nhớ quê hương được thể hiện rõ nhất trong tiếng kêu của chim cuốc và chim đa đa.

Câu 5

  • Mượn cảnh nói tình: tác giả miêu tả cái hoang vắng của thiên nhiên đất trời “lom khom”, “lác đác”. Có người đấy nhưng người nhỏ bé, có nhà ấy nhưng nhà lác đác. Có mà dường như không có
  • Trực tiếp nói tình: tác giả trực tiếp nói lên hai từ “nhớ nước”, “thương nhà”. Và nhắc đến hai chữ “quốc”, “gia”. Đó là nỗi niềm, là tâm trạng

Câu 6

  • Tình riêng vốn nhỏ bé, vì cái gì riêng đều thuộc về phạm vi nhỏ hẹp. nay lại là “mảnh tình riêng”, đã bé nhỏ lại nhỏ bé gấp bội.
  • Đất trời bao la, sông núi lớn lao
  • Đặt cái nhỏ bé trước cái lớn lao thì nhỏ bé càng thêm bé nhỏ. Nỗi niềm vì thế càng được tô đậm, càng khắc khoải và cô độc. nhưng nếu đặt nỗi niềm ấy trong không gian rộng lớn thì hiệu quả không còn nữa.

 

 

Người viết: Nguyễn Minh Hòa

Bài viết gợi ý: