TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. a) Quan sát tranh (SGK/3)

b) Nói về bức tranh theo gợi ý:

- Tranh vẽ những cảnh gì?

- Các bạn trong tranh đang làm gì để tìm hiểu thế giới xung quanh?

Gợi ý:

b) - Tranh vẽ các bạn học sinh đang tham gia các tiết học ngoại khóa.

- Để tìm hiếu thế giới xung quanh, các bạn cùng thảo luận quan sát các sinh vật sống trong môi trường nước; các bạn dùng kính viễn vọng để quan sát các hành tinh trong vũ trụ; các bạn thực tập chinh phục các đỉnh núi.

3. Chọn từ ngữ để ghép với lời giải nghĩa cho thích hợp:

1) ..........: một thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai, một điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta.

2) ..........: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.

3) ..........: tên gọi của ba dân tộc ít người sông ở vùng núi cao.

4) ..........: lúc mặt trời lặn.

5) ..........: hôm trước phiên chợ.

Gợi ý:

1) - d; 2) - e; 3) - a; 4) - b; 5) - c

5. Cùng làm các bài tập sau để tìm hiểu bài:

1) Nối từng ô bên trái với nội dung thích hợp ở bên phải:

2) Những cảnh đẹp của Sa Pa được thể hiện bằng những hình ảnh nào trong đoạn 1?

- Những thác nước

- Những bông hoa chuối

- Những con ngựa

3) Ở đoạn 2 có nhừng chi tiết nào cho ta biết đây là một thị trấn miền núi? Em chọn 2 trong các hình ảnh sau:

- Nắng phố huyện vàng hoe.

- Những em bé cổ đeo móng hổ.

- Những em bé quần áo sặc sỡ.

- Người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.

4) Câu văn nào nêu được nội dung chính của bài?

a) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.

b) Buổi chiều, xe dừng lại ơ một thị trân nhỏ.

c) Sa Pa quả là món quà diệu ki của thiên nhiên dành cho đất nước ta.

5) Bài văn thề hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

Gợi ý:

1) Đoạn 1 - b; Đoạn 2 - a; Đoạn 3 - c

2) - Những thác nước trắng xóa tựa mây trời.

- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

- Những con ngựa đang ăn cỏ.

3) ý thứ hai, thứ ba và thứ tư.

4) a) c.

5) Tác giả ngưỡng mộ, thưởng thức và cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của Sa Pa.

7. Tìm hiểu về cách giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị:

1) Đọc mẫu chuyện sau (SGK/7)

2) Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện ở ý 1 hoạt động 7.

3) Nhận xét về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa.

- Những lời đề nghị của bạn nào chưa lịch sự, vì sao?

- Những lời đề nghị của bạn nào lịch sự, vì sao?

4) Theo em, cần nói năng như thế nào để giữ phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?

Gợi ý:

2) Những câu nêu:

+ Yêu cầu:

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

+ Đề nghị: Nào để bác bơm cho.

3) - Những lời đề nghị của bạn Hùng chưa lịch sự, vì bạn ấy nói trống, không có từ xưng hô phù hợp.

- Những lời đề nghị của bạn Hoa lịch sự, vì bạn ấy có chọn từ xưng hô phù hợp.

4) Ghi nhớ 2 trang 8.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. a) Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?

a1. Cho mượn cái bút!

a2. Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!

a3. Lan ơi, cậu có thê cho tớ mượn cái bút được không?

b) Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào?

b1. Mấy giờ rồi?

b2. Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?

b3. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi!

b4. Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!

Gợi ý:

a) a2, a3

b) b3, b4.

2. Trong từng cặp câu khiến dưới đây, câu nào giữ được phép lịch sự, câu nào không giữ được phép lịch sự? Vì sao?

a) - Lan ơi, cho tớ về với!

- Cho đi nhờ một cái!

b) - Chiều nay, chị đón em nhé!

- Chiều nay, chị phải đón em đây!

c) - Đừng có mà nói như thế!

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế!

d) - Mở hộ cháu cái cửa!

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với!

Gợi ý:

a) - Lan ơi, cho tớ về với! (lịch sự vì có từ xưng hô, quan hệ thân mật).

- Cho đi nhờ một cái! (không lịch sự vì nói trống không).

b) - Chiều nay, chị đón em nhé! (lịch sự vì thể hiện tình cảm, thân mật).

- Chiều nay, chị phải đón em đấy! (không lịch sự vì có từ phải”, thể hiện mệnh lệnh).

c) - Đừng có mà nói như thế! (không lịch sự, câu cộc lốc, hằn học).

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế! (lịch sự, câu khuyên nhủ).

d) - Mở hộ cháu cái cửa! (không lịch sự, thiếu từ xưng hô).

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với! (lịch sự, lễ phép vì có cặp từ xưng hô).

3. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau và chép vào vở:

a) Em nói với bố (mẹ) để xin bố (mẹ) cho tiền mua một quyến sổ ghi chép.

b) Em đi học về, nhà em không có ai ở nhà. Em xin bác hàng xóm cho ngồi nhờ để chờ bố mẹ về.

Gợi ý:

a) Mẹ ơi, mẹ cho con tiền mua quyển sổ ghi chép nhé!

b) Bác cho cháu ngồi nhờ một tí ạ!

5. Chọn a hoặc b:

a) Ghép âm đầu tr, ch với vần đã cho và dấu thanh thích hợp để tạo thành từ có một tiếng:

ai

am

an

âu

ăng

ân

b) Ghép âm đầu đã cho với vần êt, êch và dấu thanh thích hợp để tạo thành từ có một tiếng:

b

ch

d

h

k

i

Gợi ý:

a) - trai, trạm, trán, trâu, trăng, trận.

- chai, chạm, chán, châu, chẳng, chân

b) - bết, chết, dệt, hệt, kết, lết.

- bệch, chếch, hếch, kếch, lệch.

6. Đặt câu với một trong những từ em tạo được ở hoạt động 5 (chọn mục a hoặc mục b).

Gợi ý:

Đặt câu:

- Con trâu là bạn của người nông dân.

- Mẹ em là công nhân hãng dệt.

7. Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện “Trí nhớ tốt” dưới đây. Biết rằng, các ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là tr hoặc ch, còn các ô số 2 chứa tiếng có vần là êt hoặc êcli (SGK/10).

Gợi ý:

nghếch, châu, kết, nghệt, trầm, trí.

Bài viết gợi ý: