TUẦN 5: TẬP ĐỌC

SOẠN BÀI Ê-MI-LI,CON...

A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do. Vì vậy em cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu có trong bài. Mặt khác cũng cần lưư ý đến ý thơ (có những ý thơ trải dài qua hai, ba dòng thơ mới trọn ý) để ngừng nghỉ cho đúng chỗ.

- Giọng đọc cần thay đổi theo từng nội dung. Khổ một, lời của Mo-ri- xơn tâm sự cùng con nhẹ nhàng, tình cảm, nhưng trang nghiêm, lời của bé Ê-mi-li: ngây thơ hồn nhiên. Khổ thơ thứ hai, Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn, giọng đọc phẫn nộ, đau thương. Khổ thứ ba: Lời của Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con, giọng đọc trầm lắng, tha thiết, xúc động. Khổ thứ tư: mong ước của Mo-ri-xơn thức tỉnh nhân loại, giọng đọc chậm rãi, xúc động.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Câu 1: Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.

(Đọc chậm, âm điệu trầm lắng, trang nghiêm làm toát lên tâm trạng của một người cha tâm sự lần cuối với đứa con ngây thơ của mình trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng).

Câu 2: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?

Trả lời: Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ, vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, một cuộc chiến tranh mà cả nhân loại đều lên án. Chính cuộc chiến tranh này đã sử dụng tất cả những vũ khí hủy diệt: B.52, na-pan, hơi độc để đốt phá nhà thương, trường học, giết trẻ em, giết những đồng xanh và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoa.

Câu 3: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

Trả lời: Trước lúc từ biệt, chú Mo-ri-xơn nói với con: “Trời sắp tốì rồi, cha không bế con về được nữa. Đêm nay mẹ sẽ đến tìm con, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”.

Câu 4: Em có suy nghĩ gì về hành động chú Mo-ri-xơn?

Trả lời: Hành động tự thiêu để phản đối chiến tranh ở Việt Nam của chú Mo-ri-xơn là một hành động dũng cảm, cao đẹp đầy khâm phục.

* Nội dung chính: Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm, phi thường của một công dân Mĩ dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa do chính quyền Mĩ gây ra ở Việt Nam.

Bài viết gợi ý: