Soạn bài từ hán việt tiếp theo

I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

- Nếu ta thay thế từ đàn bà, chết, chôn, xác chết vào vị trí của các từ phụ nữ, mai tang, tử thi câu văn sẽ mất đi sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã. Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ.

- Các từ Hán Việt: kinh đô, yết kiến, trẫm, bễ hạ, hạ thần, thần = > tạo sắc thái cổ kính, phù hợp không khí xã hội xưa.

2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt.

So sánh cặp câu a và b ta thấy câu thứ hai hay hơn, bởi vì cách nói tự nhiên trong sáng.

- Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!

- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

+ Ở câu thứ nhất của phần a thừa cụm từ “con đề nghị”. Ở câu thứ hai của phần b từ nhi đồng không phù hợp với hoàn cảnh.

II. Luyện tập

Câu 1. Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

- Thân mẫu, mẹ

+ câu 1 chọn từ mẹ

+ câu 2 chọn từ thân mẫu

- Phu nhân, vợ

+ câu 1 chọn từ phu nhân

+ câu 2 chọn từ vợ

- Lâm chung, sắp chết

+ câu 1 chọn từ sắp chết

+ câu 2 chọn từ lâm chung

- Giáo huấn, dạy bảo

+ câu 1 chọn từ giáo huấn

+ câu 2 chọn từ dạy bảo

Câu 2. Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí bởi vì tạo nên sắc thái trang trọng, tao nhã.

Ví dụ:

- Tên địa lí: Hồng Hà (Sông Đỏ), Cửu Long (chín rồng), Hương Gian (sông thơm), An Giang (dòng sôn an lành).

- Tên người: Đức thọ (vừa có đức vừa sống lâu), Thu Thủy (nước mùa thu), Thiên Hương (hương của trời)…

Tất cả những từ trên gọi bằng từ Hán Việt ta thấy hay và ngắn gọn hơn.

Câu 3. Những từ Hán Việt trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy là: Nam Hải, giảng hòa, cầu thần, dùng binh, hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần.

Câu 4.

- Nhận xét: hai từ Hán Việt bảo vệ và mĩ lệ dùng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, làm cho lời nói thiếu tự nhiên.

- Dùng từ thuần Việt thay thế:

+ Câu 1 dùng từ giữ gìn thay thế cho từ bảo vệ.

+ Câu 2 dùng từ đẹp đẽ để thay thế cho từ mĩ lệ.

Bài viết gợi ý: