VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

1. Văn bản đề nghị (t.124 - 125)

1 và 2. Giấy đề nghị

a) Mục đích:

Văn bản 1: Đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng đen của lớp. Văn bản 2: Đề nghị giải quyết việc lấn chiếm trái phép của một số hộ gây hậu quả xấu vệ sinh môi trường trong khu tập thể.

b) Nội dung và hình thức:

Hai văn bản trên có nội dung cụ thể, hình thức rõ ràng (theo các mục: ai đề nghị, đề nghị ai hoặc nơi nào, đề nghị điều gì).

c) Tình huống:

Đề nghị thầy dạy thể dục giới thiệu em được theo học bồi dưỡng tại Câu lạc bộ bơi lặn của thành phố.

3. Tình huống phải viết giấy đề nghị

- Tình huống a và tình huống c: cần viết văn bản đề nghị.

- Tình huống b: cần viết tường trình hoặc tờ cớ mất xe đạp (gởi công an địa phương).

- Tình huống d: Phải viết bản kiểm điểm cá nhân (vì đã phạm lỗi trong giờ học)...

II. CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

1. Cách làm văn bản đề nghị

a) Các mục trong hai văn bản đề nghị 1 và 2 (t.124 - 125) được trình bày theo thứ tự ai đề nghị, đề nghị ai (nơi nào), đề nghị điều gì, đề nghị để làm gì.

- Hai văn bản 1 và 2 giống nhau ở cách trình bày các mục, khác nhau ở nội dung cụ thể.

- Những phần quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị gồm: đề nghị điều gì và đề nghị để làm gì.

b) Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo số mục quy định (câu 2 Dàn mục một văn bản đề nghị). Nội dung văn bản không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục: ai đề nghị, đề nghị ai (nơi nào), đề nghị điều gì.

2. Dàn mục một văn bản đề nghị (t.126)

III. LUYỆN TẬP

Đơn và văn bản đề nghị (t.127)

- Giống nhau: Lí do viết đơn (a) và lí do viết văn bản đề nghị (b) đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.

- Khác nhau: (a) là nguyện vọng của một cá nhân, còn (b) là nhu cầu của một tập thể:

Bài viết gợi ý: