Tiết 17: Đọc văn
Ngày soạn: …../…./……
Ngày dạy:…../…./……

TÂY TIẾN
QUANG DŨNG

Mục tiêu:
Giúp HS:

  1. Kiến thức: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
  2. Kĩ năng: Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong khổ một của bài thơ.
  3. Về thái độ, phẩm chất.

3.1. Về thái độ: Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm với đất nước. Chủ động, tích cực học tập, sáng tạo.
3.2. Về phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.

  1. Về phát triển năng lực:

Hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
4.1. Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
4.1. Năng lực riêng: Năng lực tự học, năng lực năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo sáng tạo; năng lực hợp tác.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

  1. Đối với giáo viên:

– Giáo án, sgv, sgk
– Sơ đồ minh họa bài dạy, máy chiếu, bảng phụ

  1. Đối với học sinh:

HS: Phần chuẩn bị bài, sgk, sbt, vở

  1. Cách thức tiến hành :

– Phát vấn, nêu vấn đề. Học nhóm
– Kĩ thuật: công não, phòng tranh, trình bày 1 phút.
Thiết kế hoạt động dạy học

  1. Ổn định tổ chức lớp
  2. Kiểm tra bài cũ:

“Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003”?
– Trình bày ý nghĩa của thông điệp? nhận xét nghệ thuật lập luận của tác giả?.

  1. Bài mới:

Khởi động: Gv cho hs nghe đoạn nhạc: Chiếc gậy Trường Sơn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động Tìm hiểu tiểu chung.
Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Phát vấn; kĩ thuật trình bày 1 phút, công não.


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– khái quát những nét chính về tg, giới thiệu đoàn quân Tây Tiến và hcrđ bài thơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản thân suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt


GV goị HS đọc diễn cảm bài thơ, nhận xét cách đọc của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Chia bố cục của văn bản và nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản thân suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt
Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản.
Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong khổ một của bài thơ. Có thái độ trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm với đất nước ; HS phát triển năng lực: Năng lực chuyên môn, năng lực làm việc theo nhóm.
Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm; kĩ thuật công não, phòng tranh.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– Câu thơ mở đầu có vai trò gì đối với bài thơ? Em hiểu ntn về nỗi “nhớ chơi vơi”?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản thân suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt


GV chia lớp thành nh 4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
–Nhóm 1,2: Núi rừng Tây Bắc được tg tập trung miêu tả qua những hình ảnh nào?Hình ảnh đó có đặc điểm gì? Nhận xét thanh điệu của 4 câu thơ? Thanh điệu có hiệu quả gì trong việc miêu tả thiên nhiên?
– Nhóm 3,4: Người chiến sĩ Tây Tiến được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Dựa vào sgk, thảo luận, ghi sản phẩm ra bảng phụ, gv quan sát hỗ trợ hs các nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
– Gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm,
– HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung,
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
– GV kết luận.


I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
– Quang Dũng: 1921 – 1988
– Quê: Hà Tây
– Ông là nghệ sĩ đa tài, nhưng được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhà thơ, với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
2.Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
– 1947: Đơn vị Tây Tiến được thành lập để bảo vệ biên giới Việt Lào. Quang Dũng là đại đội trưởng.
– Cuối 1948 Quang Dũng chuyển đơn vị nhớ lại đơn vị tác giả viết bài thơ trong tâm thế xa cách, hoài niệm.












* Bố cục
– Đoạn 1: (14 câu đầu): Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của Tây Bắc và những cuộc hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến.
– Đoạn 2: (8 câu tiếp): Kĩ niệm đẹp về tình quân dân và cảnh núi rừng miền Tây thơ mộng.
– Đoạn 3: (8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.
– Đoạn 4: (4 câu cuối): Lời thề của người chiến sĩ Tây Tiến.







II. Đọc – hiểu văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc.
* Hai câu đầu:
“Sông Mã xa rồi…nhớ chơi vơi”
– Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!:
– Thán từ ơi!à khiến sông Mã, Tây Tiến trở nên có linh hồn.
– Cụm từ Nhớ chơi vơiàNỗi nhớ lơ lửng không mất đi mà trở thành nỗi thao thức, ám ảnh.
=> Là lời gọi tha thiết, lời giải bày tâm sự mang cảm xúc bâng khuâng hoài niệm để gợi lại nỗi nhớ trong lòng nhà thơ.











*








Thiên nhiên Tây Bắc (6 câu tiếp)
– Sương lấp, hoa về trong đêm hơi à Hình ảnh vừa ảo, vừa thực
– Dốc: khúc khuỷu, thăm thẳm
–Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống.
àNghệ thuật điệp từ, láy từ, đối từ, nhiều thanh trắc tạo không gian cao, sâu, nhằm nhấn mạnh sự hùng vĩ hiểm trở.
– Súng ngửi trời à Cách ví von đậm chất lính, thể hiện tư thế hiên ngang của người lính
– Câu cuối: Toàn thanh bằng tạo cảm giác bồng bềnh với không gian rộng mở.
Þ Bằng thủ pháp đối lập với những nét vẽ gân guốc Quang Dũng đã làm nỗi bật bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa hiểm trở, dữ dội vừa mát dịu, bồng bềnh được thể hiện qua bút pháp gợi hình đặc sắc của tác giả.
* Hình ảnh binh đoàn Tây Tiến (6 câu cuối).
– Đoàn quân mỏi
– Dãi dầu không bước nữa
– Gục trên súng mũ
à Bi tráng, gian khổ, mất mát, hi sinh.
– “Chiều chiều… cọp trêu người”
à Binh đoàn Tây Tiến thường xuyên đối diện với những hiểm nguy nơi núi rừng Tây Bắc.
– “Nhớ ôi …. thơm nếp xôi” àNhững giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi của binh đoàn Tây Tiến.

Þ Nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến sống và chiến đấu trong hoàn cảnh dữ dội , hiểm nguy và hào hùng giữa núi rừng Tây Bắc.


4.Củng cố + Nắm hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc.

  1. Dặn dò: Bài mới: Soạn phần tiếp theo của bài thơ:

+ Chân dung của người lính Tây Tiến.
+ Lời thề của chiến sĩ Tây Tiến
+ Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
6.Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tiết 18: Đọc văn
Ngày soạn: …../…./……
Ngày dạy:…../…./……

TÂY TIẾN
QUANG DŨNG
  1. Mục tiêu:

Giúp HS:

  1. Kiến thức: Nắm được vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, oai phong, lẫm liệt của người lính Tây Tiến.

Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

  1. Kĩ năng: Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong khổ một của bài thơ.
  2. Về thái độ, phẩm chất.

3.1. Về thái độ: Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm với đất nước. Chủ động, tích cực học tập, sáng tạo.
3.2. Về phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.

  1. Về phát triển năng lực:

Hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
4.1. Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
4.1. Năng lực riêng: Năng lực tự học, năng lực năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo sáng tạo; năng lực hợp tác.3. Thái độ: Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm với đất nước.
.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

  1. Đối với giáo viên:

– Giáo án, sgv, sgk
– Sơ đồ minh họa bài dạy, máy chiếu, bảng phụ

  1. Đối với học sinh:

HS: Phần chuẩn bị bài, sgk, sbt, vở
Cách thức tiến hành :
– Phát vấn, nêu vấn đề. Học nhóm
– Kĩ thuật: công não, phòng tranh, trình bày 1 phút.
Thiết kế hoạt động dạy học

  1. Ổn định tổ chức lớp
  2. Kiểm tra bài cũ:
  3. Bài mới:

Khởi động: Gv cho hs xem đoạn phim tư liệu về người lính trong chiến tranh.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động: Đọc – hiểu văn bản
Mục tiêu: Nắm được vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, oai phong, lẫm liệt của người lính Tây Tiến, cảnh sông nước Miền tây thơ mộng. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Có thái độ trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm với đất nước.
HS phát triển năng lực: Năng lực chuyên môn, năng lực làm việc theo nhóm.
Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm; kĩ thuật công não, phòng tranh.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– Câu hỏi: Kỉ niệm vui tươi hào hứng của tình quân dân được mt qua những chi tiết nào?Cảnh ssông nước miền Tây Bắc được miêu tả như thế nào?
-Nhận xét về nghệ thuật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản thân suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt

GV chia lớp thành 4 nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– Nhóm 1: Chân dung người lính Tây Tiến hiện lên với những đặc điểm gì về ngoại hình và tâm hồn?
-Nhóm 2,3: Cảm hứng hiện thưc và cảm hứng lãng mạn được tg thể hiện qua những chi tiết nào khi tg xây dựng tượng đài người lính TT?
Nhóm 4 Tinh thần của người lính TT được thể hiện ntn ở đoạn cuối?NX về nghệ thuật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Dựa vào sgk, thảo luận, ghi sản phẩm ra bảng phụ, gv quan sát hỗ trợ hs các nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
– Gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm,
– HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung,
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
– GV kết luận.



Hoạt động Tổng kết.
Mục tiêu: Hs nắm được nd và nt của thông điệp.
Phương pháp: Phát vấn, kĩ thuật trình bày 1 phút.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV yêu cầu: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt
GV yêu cầu HS đọc lớn nd ghi nhớ ở sgk để củng cố bài học.
I.Tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc.
2. Kỉ niệm đẹp về tình quân dân.
* Bốn câu đầu: “Doanh trại…hồn thơ”.
– Bừng lên hội đước hoa
– Kìa em, xiêm áo
– Khèn, man điệu
– Nàng e ấp
àÂm thanh, màu sắc, vũ điệu, con người tình tứ đã tạo nên sự tưng bừng, ngạc nhiên trước vẻ đẹp của con người và niềm vui sướng, ấm áp nghĩa tình quân dân.
*Bốn câu cuối: “Người đi…đong đưa”.
– Hình ảnh chiều sương, hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, hoa đong đưa àGợi bức tranh thiên nhiên vừa hoang dã vừa nên thơ có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người .
Þ Đoạn thơ ghi dấu những kĩ niệm về thiên nhiên và cuộc sống thanh bình, tươi vui thấm đẫm nghĩa tình quân dân.
3.Chân dung người lính Tây Tiến .
* Ngoại hình:
+ Không mọc tóc
+ Xanh màu lá
+ Dữ oai hùm
àTiều tụy, gian khổ nhưng vẫn oai hùng. Một vẻ đẹp khác lạ của người lính Tây Tiến.
* Tâm hồn:
‘Mắt trừng…dáng kiều thơm”
àVẻ đẹp lãng mạn, trẻ trung hào hoa của những chàng trai đất kinh kì.
* Sự hi sinh của những chiến sĩ Tây Tiến (4 câu cuối).
– Những từ Hán Việt: Biên cương, mồ viễn xứ àTạo không khí trang trọng, âm hưởng bi hùng.
– “Chiến trường….đời xanh” à Lí tưởng anh hùng lãng mạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết tâm hiến dâng sự sống cho Tổ quốc.
– “Áo bào….khúc độc hành”
+ Hình ảnh ước lệ: áo bào
+ Biện pháp nói giảm: anh về đất
à Làm vơi đi sự bi thương khi nói về cái chết của người lính Tây Tiến.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
à Thiên nhiên tấu lên ẩm hưởng hùng tráng đưa tiễn người lính Tây Tiến ra đi trong khúc nhạc vĩnh hằng .
=> Bằng những câu thơ mang âm hưởng bi tráng, đoạn thơ khắc họa chân dung người lính vừa ngang tàng, lẫm liệt vừa hào hoa lãng mạn – Những con người đã làm nên vẻ đẹp hào khí của một thời.


4. Lời thề của người chiến sĩ (2 câu đầu).
+ Đi không hẹn ước
+ Một chia phôi
à Diễn tả lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại.
* Kỷ niệm không thể nào quên (2 câu cuối).
“Ai lên Tây Tiến…chẳng về xuôi”
à Khẳng định sự gắn bó máu thịt với những người và những nơi binh đoàn Tây Tiến đã đi qua.
=> Nhịp thơ chậm, buồn nhưng vẫn hào hùng thể hiện sự quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng chiến đấu vì nhân dân vì Tổ quốc.
III. Tổng kết
1. Nội dung :
– Bài thơ đã khăc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ dữ dội. Mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, đậm chất bi tráng qua nỗi nhớ da diết của nhà thơ về đồng đội và những ngày tháng kháng chiến gian khổ.
2. Nghệ thuật :
– Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
– Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc : Các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…
– Kết hợp giữa chất thơ, chất nhạc, chất họa.
  1. Củng cố + Nắm hình tượng người lính; Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; Làm bt ở phần luyện tập .
  2. Dặn dò: Bài mới: Soạn bài: “ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học”.

+ Đọc trước bài học .
+ Xem lại các tp: “Nam quốc sơn hà ”, “Bình Ngô đại cáo”, “ Hịch tướng sĩ ”. “Tuyên ngôn Độc lập”.

  1. Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Tây Tiến

Bài viết gợi ý: