Bây giờ Hàn Mặc Tử đã nằm trên một điểm cao Gềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định) đối diện với bể Đông. Bể chói loà như thơ anh và dông bão lựa hồ đời anh. Nằm với trăng sao như anh từng mơ ước:
Với trăng sao, anh nằm chết như trăng…
Hàn Mặc Tử có tài rất sớm. Bài thơ Cửa sổ đêm khuya (thuận nghịch độc) có thể đọc xuôi, ngược bỏ chữ đầu, cuối… sáu cách,.rất giỏi:
Hoa cười nguyệt rọi cửa lồng gương
Lạ cảnh buồn thêm nợ vấn vương
Tha thướt liễu in hồ gợn sóng ‘
Hững hờ mai thoảng gió đưa hương
Xa người nhớ cảnh tình lai láng
Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng
Qua lại yến ngàn dâu ủ lá
Hòa đàn sẵn có dế bên đường…
Tử là người dìu dắt tôi (CLV) vào thơ những năm 1936 – 1937. Từ một nhà thơ biền ngẫu theo lối cổ phương Đồng, anh đã hiện đại như những nhà thơ hiện đại nhất châu Au. Hơn nữa, thiên hạ hiện đại bằng óc, bằng lời, còn anh hiện đại bằng máu: ‘• ^
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra…
Hàn Mặc Tử không phải là nhà thơ siêu thực. Anh là nhà thơ lãng mạn dùng nhiều yếu tố siêu thực, hiện thực, nhưng chưa có ai dùng đậm đặc như anh…
Trăng, Tràng, Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Cảm cho được cái nhịp điệu tăng, tăng, tăng như tiếng trăng chạm vào tâm hồn, như cái ngân vang của tâm hồn không dứt, là bí mật và huyền diệu. Có khi đọc từng câu, từng ý, cầm từng bộ phận lên ta không hiểu. Nhưng ào đi, đọc một hơi hết cả bài cho nó cuốn ta đi trong dòng chảy của nó, cảm cho hết cái hồn, cái khí lự, không khí, nhịp điệu toàn bài thì ta mới ngợ ra. Rung động toàn bài giúp ta quay lại hiểu từng câu, từng chữ, từng bộ phận. Bị truy kích bởi cái chết, Tử hối hả, dồn dập sáng tạo chứ đâu có làm văn. Anh trút lòng mình từng trận, từng hơi chứ đâu có ngồi điêu khắc từng chữ, chạm trổ từng câu…
Hàn Mặc Tử có ý chê tài vua Tự Đức qua bài thơ thuận nghịch độc, anh mới chính là vua:
Ta đi tìm mộng tấm xuân
Gặp vua nhà Nguyễn bay trong mây…
Rực rỡ như vua: Đầy mình lốm đốm những hào quang.
Trên Gềnh Ráng, mộ Tử bỗng dưng ngời chói. Cách đó không xa, lâu đài của vua Nguyễn đang lụi tàn…
Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà, rực rỡ.
(Theo Chế Lan Viên, trong Hàn Mặc Tử- Về tác gia và tác phẩm,)
Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tế Hanh… là các nhà thơ lãng mạn thuần khiết, Huy Cận sử dụng những yếu tố tượng trưng thì Hàn Mặc Tử là sự hoà sắc của cả lãng mạn, tượng trưng, siêu thực. Tuy nhiên từ căn cốt Đông phương thâm hậu làm cho tượng trưng của ông có bóng dáng Đường thi, và siêu thực thì đậm màu Liêu Trai. Đó là bản sắc độc đáo của phong cách thơ trữ tình của ông.
Thơ ông gợi cảm chứ không truyền cảm. Nhà thơ không truyền thẳng cảm xúc của mình tới người đọc qua ngôn từ mà bằng bản thân ngôn từ, thức dậy năng lượng tiềm ẩn trong lòng ta. Vì vậy mà cảm giác của người đọc no đủ hơn, sâu sắc hơn bởi tránh được sự áp đặt từ bên ngoài…
Hàn Mặc Tử thường trình bày trạng thái tĩnh của thiên nhiên như là hoà điệu của tâm hồn, đồng thời chi phối nó trong một nét tương quan thuỷ chung, thanh thoát. Ông tan biến vào thiên nhiên và không ai siêu thực bằng ông ở Việt Nam thời ấy. Vì sao vậy? Vì tạng thơ ông. Kiểu tư duy, khí chất, bệnh tật làm cho ông luôn luôn phân thân, mơ mộng và hoang tưởng. Siêu thực không phải là ĩ thuật mà là bản chất sáng tạo của Hàn….
(Đỗ Lai-Thuý, Con mắt thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2002)
Xem thêm : Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11