1. Nội dung
Bài văn giới thiệu với chúng ta về nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên, qua đó cũng giới thiệu những sinh hoạt cộng đồng gắn bó với nhà rông.
2. Giải nghĩa từ khó
- Rông chiêng : một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên.
- Nông cụ : đồ dùng để làm ruộng (cuốc, cày, bừa, liềm, hái…)
3. Phương pháp
- Đọc diễn cảm và nắm được nội dung của bài.
- Hiểu ý nghĩa từ khó trong bài.
- Trả lời câu hỏi ngắn gọn và chính xác.
4. Trả lời câu hỏi.
1) Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
Nhà rông phải chắc và cao để đàn voi đi qua không đụng sàn, khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
2) Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào ?
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre và vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng chống dùng khi cúng tế.
3) Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?
Bởi đó là nơi các già làng thường họp để bàn những việc lớn và là nơi tiếp khách của làng.