I. TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể)

Ví dụ : Khi hổ báo săn mồi thì chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đuổi tiến gần con mồi. Chuỗi các hành động khi săn mồi của hổ được gọi là tập tính  kiếm ăn của hổ báo .

Ý nghĩa: Tập tính giúp cho sinh vật  thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.

II. CÁC LOẠI TẬP TÍNH

  • Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Nhên chăng tơ, thú con bú sữa mẹ

  • Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ : Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

  • Tập tính hỗn hợp: bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.

Ví dụ : Mèo bắt chuột.

III.  CƠ SỞ CỦA TẬP TÍNH LÀ PHẢN XẠ

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..

Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT

1Quen nhờn

- Khái niệm: là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.

- Ví dụ: Khi có bóng đen trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm gì thì gà con không chạy đi ẩn nấp nữa.

2. In vết

- Khái niệm: In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.

- Ví dụ: Ngỗng xám con đã in vết nhà tập tính học Konrad Lorenz và đi theo ông.

3. Điều kiện hóa

- Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. Ví dụ : thí nghiệm của Paplop

- Điều kiện hóa hành động : Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó.

4. Học ngầm 

- Khái niệm: là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.

- Ví dụ: thả chuột vào đường đi, sau đó cho thức ăn thì chuột biết đi đúng đường đó.

5. Học khôn

- Khái niệm: là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.

- Ví dụ: Tinh tinh biết dùng que để bắt mồi.

Bài viết gợi ý: