HÓA HỌC 9

CHUYÊN ĐỀ:    AXIT

I)Một số lý thuyết cơ bản:

1) Định nghĩa:

-Axit là những hợp chất mà thành phần phân tử gồm một hay nhiều ngtử H liên kết với gốc axit

2) Công thức hóa học:   HaN

Trong đó:   -N là gốc axit

                   -a là số nguyên tử H có trong phân tử axit.

3)Một số axit thường gặp:

a) Axit mạnh gồm: HCl, H2SO4 ,HNO3, HClO,…..

b) Axit yếu gồm:     H2CO3, HF, H3PO4, H2S,…….

4) Cách gọi tên:

1 số chất thường gặp:

HCl           :     Axit  Clohiđric
HClO        :     Axit hipoclorơ
HClO2      :     Axit Clorơ
HClO3      :     Axit Cloric
H2SO3     :     Axit Sunfurơ
H2SO4     :     Axit Sunfuric
H3PO3     :     Axit photphorơ
H3PO4     :     Axit photphoric

5)Tính chất hóa học:

a) Axit có khả năng làm đổi màu quỳ tím

- Axit mạnh làm đổi màu quỳ tím chuyển sang màu đỏ

- Đa số axit yếu làm đổi màu quỳ tím sang hồng

b) Tác dụng với kim loại ( Kim loại đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học):

Phương trình:   Axit  + KL    _> Muối +  H2

c) Tác dụng với oxit bazo:

Phương trình:   Axit  + Oxit bazo -> Muối +   H2O

VD:    2 HNO3 +    K2O  ->  2KNO3  +  H2O

d) Tác dụng với bazo ( Phản ứng trung hòa)

Phương trình:   Axit + Bazo -> Muối +   H2O

VD:    HNO3  +   NaOH -> NaNO3 + H2O

e) Phản ứng với dung dịch muối:

*Điều kiện để phản ứng xảy ra:

 Thỏa mãn một trong 2 Điều kiện phản ứng:

-Axit mới yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit ban đầu.

 

-Muối mới kết tủa hoặc axit mới yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit ban đầu.

 

Phương trình:   Axit + Muối ->  Muối mới + Axit mới

VD:  BaCl2  +  H2SO4 -> BaSO4 +  2HCl

*Chú ý : Tất cả các axit đều có vị chua

II) Một số ví dụ minh họa:

VD1)Chất nào sau đây không tác dụng được với HCl

A) Cu            B) Na2O         C) AgNO3        D)  KOH

Đáp án A

Vì Cu là kim loại đứng sau H2 nên không tác dụng được với HCl

VD2) HCl tác dụng được với bao nhiêu chất dưới đây:

Ag, Cu, Fe, CaO, Al(OH)3, SO2, CuSO4, CaCO3

A)3                B)4                  C)5                 D)6

Đáp án B

Vì: Những chất tác dụng được với axit HCl là : Fe, CaO, , Al(OH)3, CaCO3

-Ag, Cu là 2 KL đứng sau H2 nên không tác dụng được với HCl

- Fe +  2HCl -> FeCl2  + H2

- CaO và Al(OH)3 đều tác dụng được với HCl

- SO2 là oxit axit nên không tác dụng được với axit

- CuSO4 không tác dụng được với HCl

- CaCO3 +  2HCl  -> CaCl2 + H2O + CO2

VD3) Để phân biệt dung dịch HCl và H2SO4 , có thể dùng hóa chất nào sau đây:

A)KL Na       B) NaOH        C) Ba(OH)2      D)NaCl

Đáp án: C

Do  Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 sinh ra kết tủa BaSO4

VD4: Hoà tan hết 16,8g kim loại R trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 15,68 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.

A)Fe          B)Mg       C)Na      D)Al

Đáp án B

Giải:

H2 =15,68: 22,4 = 0,7 (mol)

Gọi hóa trị của kim loại R là a (a  N*)

2R       +          2aHCl →        2RCla   +          aH2

 (0,7x 2 ) /a          ←                                        0,7               (mol)

Ta có :m = M. n => 16,8= R . (0,7x 2): a <=> R = 12a

Do  a là hóa trị của kim loại,  nên ta có cặp nghiệm phù hợp là R = 24 và a = 2.

Vậy kim loại cần tìm là Magie (Mg)

VD5) Để hoà tan 2,8g Fe phải dùng bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,6M và H2SO4 0,7M.

A)0,05            B)0,1     C)0,5      D)0,01

Đáp án: A

Giải:
Giả sử phải dùng V(lit) dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,15M và H2SO4 0,7M

Số mol HCl = 0,6V (mol)

Số mol H2SO4 = 0,7V (mol)

Số mol Fe = 0,05 mol

PTHH xảy ra:

Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2

Theo phương trình ta có: 0,3V + 0,7V = 0,05

---> V = 0,05 : 1 = 0,05 (lit)

VD6)  Cho 4gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng ta được muối clorua và khí H2, biết hiệu suất phản ứng là 70%. Thể tích H2 thu được (đktc) là:

A. 2,24 lit        B. 1,12 lit        C. 3,36 lit        D. 0,84

Đáp án B

Giải

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Vì H = 70% nên:

nFe phản ứng=           4x70 /(56x100)=0,05

nH2 = nFe pư = 0,05mol

VH2 =0,05x22,4=1,12 lít

III)Bài tập tự luyện

1) Phản ứng giữa axit sunfuric và kali hiđroxit là phản ứng

A. thế.                                                               B. trung hoà.
C. phân huỷ.                                                     D. hoá hợp.

2) Cho các chất: CuO, BaCl2, Mg, MgO. Chất tác dụng được với dung dịch axit clohiđric tạo dung dịch màu xanh là:

A. CuO.                         B. MgO.                           C. Mg.                           D. BaCl2

3) Có bao nhiêu chất dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4?

CuO , CO2 , BaCl2, Ca(NO3)2, NaCl, Fe, Ag, Mg, Cu, CaO

A)5                                   B.6                                        C.7                                    D.8

4) Phát biểu nào sau đây là sai:

A. HClO là một axit yếu

B.Kim loại Mg tan được trong dung dịch HCl

C.phản ứng giữa axit và bazo là phản ứng trung hòa

D. Để nhận biết HCl và H2SO4 ta có thể dùng BaCl2

5) Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 6,81 g                        B. 4,81 g              C. 3,81 g              D. 5,81 g

6) : Cho 10g một hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch axit HCl, thì thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu

A) 50% , 50%                             B) 60% ,40%

C) 84% , 16%                             D) 30% ,70%

 

 

 

 

Đáp án:

 

1. B

2. A

3. B

4. A

5. A

6. C

 



 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: