I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO SINH VẬT NHÂN SƠ
- Chưa có nhân chính thức, chỉ có vùng nhân.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực). Kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh, quá trình khuyếch tán các chất diễn ra nhanh. Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.
Các sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân sơ gồm có vi khuẩn và vi khuẩn cổ
II CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO VI KHUẨN
Đi từ ngoài vào trong, tế bào vi khuẩn gồm các thành phần sau: lông và roi → màng nhầy (lớp vỏ) → thành tế bào (vách tế bào) → màng sinh chất → tế bào chất → vùng nhân.
1. Roi
Cấu tạo: Điểm xuất phát của roi từ màng sinh chất vượt qua màng nguyên sinh và thò ra ngoài, dài chưng 6-12 nm, đường kính 10-30 nm.
Bản chất là các protein.
Chức năng: Roi là cơ quan vận động của tế bào vi khuẩn. Tốc độ vận động khoảng 0,5 nm. Hình dạng của roi lúc chuyển động có thể là lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc.
2. Lông
Cấu tạo: Lông cũng có hình dáng như roi song ngắn hơn.
Có hai loại lông: lông thường và lông giới tính.
Lông thường có cấu tạo hoá học là một loại protein.
Lông giới tính dài 20 micromet, đường kính 8,5 nm. Số lượng ở trên mỗi tế bào không nhiều, từ 1 đến 4 chiếc.
Chức năng: Qua lông, các plasmid được bơm đẩy qua.
Lúc giao phối xảy ra thì một đầu của lông cá thể đực này cố định ở cá thể cái.
3. Màng nhầy
Màng nhầy (lớp vỏ) là sản phẩm tiết ra từ vách
Cấu tạo: Vỏ có thành phần hoá sinh học là các protein giàu liên kết disunfua như xystin, các canxi và các axit dipicolinic, nằm ngoài tế bào
Chức năng: Vỏ xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi cho đời sống của chúng như nhiệt độ cao, pH thay đổi → Bảo vệ tế bào có vai trò như kháng nguyên