I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Biết tên gọi về thành phần và kết quả của phép nhân.
- Cách tìm kết quả của phép nhân.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định giá trị của thừa số, tích trong phép nhân.
Trong phép nhân, các thành phần được gọi là thừa số và kết quả được gọi là tích.
Ví dụ: Trong phép nhân: \(3 \times 2 = 6\) có \(3;2\) là các thừa số; \(6\) được gọi là tích.
Dạng 2: Tính giá trị của tích.
Từ phép nhân cho trước, em chuyển về tổng của nhiều số hạng để nhẩm và tìm giá trị của tích.
Ví dụ: \(3 \times 2 = 3 + 3 = 6\)
Dạng 3: Toán đố.
- Đọc và phân tích đề: Bài toán thường cho giá trị các số giống nhau, yêu cầu tìm giá trị của một số nhóm.
- Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm giá trị của một số nhóm, ta thường lấy giá trị của một nhóm nhân với số nhóm.
- Trình bày bài toán.
- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
Ví dụ: Mỗi con gà có \(2\) chân. Năm con gà như vậy sẽ có mấy chân ?
Cách giải:
Năm con gà như vậy có số chân là:
\(2 \times 5 = 10\) (chân)
Đáp số: \(10\) chân.