I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Mối quan hệ giữa tích và các thừa số trong phép nhân.
- Cách tìm một thừa số chưa biết trong một tích.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Thực hiện các phép tính nhân, chia.
- Em nhớ lại kiến thức về bảng nhân từ \(1\) đến \(5\) và bảng chia \(2;3\)
Dạng 2: Tìm thừa số chưa biết.
Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
Ví dụ:
\(\begin{array}{l}x \times 3 &= 15\\x\,\,\,\,\,\,\,\, &= 15:3\\x\,\,\,\,\,\,\,\, &= \,\,\,\,\,\,5\end{array}\)
Dạng 3: Toán đố.
- Đọc và phân tích bài toán: Đề bài cho thông tin về giá trị của nhiều nhóm, giá trị của mỗi nhóm, yêu cầu tìm số nhóm.
- Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm số nhóm, em lấy giá trị nhiều nhóm đã cho chia cho giá trị của mỗi nhóm.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại lời giải và đáp án của bài toán.
Ví dụ: Có \(18\) bạn học sinh, mỗi bàn có \(2\) học sinh. Hỏi có tất cả bao nhiêu bàn?
1) Phân tích:
- Giá trị của nhiều bàn (giá trị của nhiều nhóm) là \(18\)
- Giá trị của mỗi bàn (giá trị của mỗi nhóm) là \(2\)
- Yêu cầu tìm số bàn ( tìm số nhóm)
2) Cách giải:
Muốn tìm số bàn cần lấy giá trị của nhiều bàn đã cho chia cho giá trị của mỗi bàn.
3) Trình bày lời giải:
Lớp đó có số bàn là:
\(18:2 = 9\) (bàn)
Đáp số: \(9\) bàn.
4) Kiểm tra lời giải:
Ta thấy \(9 \times 2 = 18\) nên nếu mỗi bàn có \(2\) học sinh, \(9\) bàn như vậy có \(18\) học sinh, đúng với đề bài đã cho nên đáp án em tìm được là đúng.