I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Tìm số bị trừ
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Ví dụ: Tìm \(x\), biết: \(x - 4 = 8\)
Giải:
\(\begin{array}{l}x - 4 = 8\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 8 + 4\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 12\end{array}\)
Vậy giá trị của \(x = 12\)
Dạng 2: Điền số còn thiếu trong bảng
- Tìm hiệu bằng cách lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Ví dụ: Điền số còn thiếu vào bảng sau:
Giải:
Ta có: \(11 - 4 = 7\) và \(9 + 12 = 21\) nên em điền các số vào bảng như sau:
Dạng 3: Điền số còn thiếu vào sơ đồ.
- Quan sát số và phép toán đã cho trong sơ đồ, xác định vị trí của số cần tìm.
- Thực hiện tìm số còn thiếu và điền vào chỗ trống.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Giải
Số cần tìm là số bị trừ chưa biết.
Vì \(5 + 2 = 7\) nên số cần điền vào ô trống là số \(7\)