I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tìm x

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Ví dụ: Tìm \(x\), biết: \(15 - x = 8\)

Giải

\(\begin{array}{l}15 - x = 8\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 15 - 8\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 7\end{array}\)

Vậy giá trị cần tìm là \(x = 7\)

Dạng 2: Hoàn thành bảng

 Điền các giá trị của số bị trừ, số trừ hoặc hiệu còn thiếu trong bảng.

- Tìm hiệu bằng cách thực hiện phép trừ hai số: Số bị trừ và Số trừ.

- Tìm số bị trừ hoặc số trừ (Dạng 1)

Ví dụ: Điền các số còn thiếu vào bảng sau:

Giải

Ta có: \(75 - 36 = 39\) và \(84 - 60 = 24\) nên em điền được các số vào bảng như sau:

Dạng 3: Toán đố

- Đọc và phân tích đề: Bài toán thường cho giá trị ban đầu và giá trị còn lại, yêu cầu tìm giá trị đã bớt đi hoặc giảm đi.

- Tìm cách giải của bài toán:  Muốn tìm giá trị đã bớt ta thường lấy giá trị ban đầu trừ đi giá trị còn lại.

- Trình bày bài toán.

- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.

Ví dụ: Trong cửa hàng có \(35\) quyển vở, sau khi bán đi thì cửa hàng còn lại \(13\) quyển vở. Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu quyển vở ?

Giải

Cửa hàng đã bán được số quyển vở là:

\(35 - 13 = 22\) (quyển vở)

Đáp số: \(22\) quyển vở

Bài viết gợi ý: