1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Thanh Tịnh (1911- 1988)

  • Tên thật là: Trần Văn Ninh.

  • Quê quán: Huế.

  • Các tác phẩm: Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm, những giọt nước biển.... → Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm diu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.

  • Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

b. Tác phẩm

  • “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.

  • Bố cục: 4 phần

    • Phần 1: Từ đầu đến "tôi đi học": Khởi nguồn của nỗi nhớ

    • Phần 2: Tiếp theo đến "Trên ngọn núi": Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường

    • Phần 3: Tiếp theo đến "chút nào hết": Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải tời tay mẹ để vào lớp học

    • Phần 4: Còn lại: Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên

2. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1: Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

– Những điều gợi lên kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi:

Mỗi tâm hồn sẽ có một kí ức riêng, và cũng sẽ có những tác nhân riêng đánh thức kí ức ấy sống dậy. Với nhà văn Thanh Tịnh tác nhân để đánh thức kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của ông đó là:

-“Hàng năm cứ vào ngày cuối thu (1), lá ngoài đường rụng (2) nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (3) lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ (4)”.

1, 2, 3, 4 đó là những tín hiệu báo rằng ngày tựu trường đã đến gợi nhớ đến ngày tôi đi học đầu tiên trong cuộc đời.

Những câu văn ngân nga, trầm bổng, bâng khuâng chất đầy kỉ niệm.

– Trình tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, không gian và có một trình tự khác nữa theo diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi sáng tựu trường.

– Trình tự thời gian: Cảm xúc được khơi nguồn từ hiện tại khi nhân vật “tôi” đã trưởng thành sau đó dẫn về quá khứ tuổi thơ khi nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.

– Trình tự không gian:

+ Không gian trên con đường đến trường.

+ Không gian ở sân trường Mĩ Lí.

+ Không gian ở trong lớp học.

– Theo diễn biến tâm trạng: Lúc sáng sớm trên con đường làng với mẹ -> lúc cậu bé bước vào sân trường -> lúc nghe tiếng trống vào lớp -> lúc chờ đợi ông đốc học đọc tên -> lúc thầy giáo đón vào lớp -> lúc giờ học bắt đầu.

Câu 2: Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng bồi hồi, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi đi cùng mẹ trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.

– Con đường đã quen đi lại lắm lần, tự nhiên thấy lạ, cảnh vật xung quanh đều thay đổi do trong lòng mình có sự thay đổi lớn.
– Cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài và hai quyển vở mới trên tay.
– Xốc lên nắm lại vở cẩn thận, tuy còn lúng túng nhưng muốn thử sức mình nên xin mẹ được cầm cả bút thước như các bạn khác.
– Cảm thấy sân trường dày đặc cả người. Người nào cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
– Cảm thấy mình bé nhỏ trước ngôi trường oai nghiêm xinh xắn, nhân vật “tôi” đâm ra lo sợ vẩn vơ.
– Cảm thấy tim ngừng đập khi chờ nghe tên mình. Nghe gọi đến tên, cậu học trò mới này tự nhiên giật mình và lúng túng
– Lo sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ; nức nở khóc theo bạn khi cảm thấy mình bước vào một thế giới khác cách xa mẹ hơn bao giờ hết.
– Cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn tí hon ngồi bên cạnh.
– Vừa bờ ngỡ vừa tự tin, nhân vật “tôi” bước vào tiết học đầu tiên trong đời mình.

Câu 3: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học?

hái độ cử chỉ của ông đốc học, thầy giáo và các phụ huynh:

– Chi tiết hình ảnh:

+ Các phụ huynh: “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi… mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi thật âu yếm… ai cũng chuẩn bị cho con mình áo quần sạch sẽ tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại ông đốc học”.

+ Ông đốc học: “ông đốc học nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động, giọng nói sẽ sàng căn dặn và động viên các em cố gắng học tập… Khi các em khóc giữ lấy chéo áp cánh tay người thây thì ông tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi”.

+ Thầy giáo: “Một thầy trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang chờ đón chúng tôi trước của lớp”.

– Ý nghĩa: Tất cả mọi người từ phụ huynh, ông đốc học, thầy giáo trẻ ai ai cũng đều quan tâm, chuẩn bị cho các em giây phút tựu trường thật chu đáo, với thái độ rất dịu dàng và vô cùng trân trọng.

Sự quan tâm ấy vừa là trác nhiệm vừa là tấm lòng đã tạo nên môi trường giáo dục trong sáng, tính sư  phạm mẫu mực chắp cánh nuôi dưỡng khích lệ tâm hồn trẻ thơ.

Câu 4: Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.

Trong truyện ngắn Tôi đi học được trích giảng có nhiều hình ảnh sánh được tác giả sử dụng nhưng đáng chú ý hơn cả là ba hình ảnh so sánh sau đây:
– “Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”
– “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây’. lướt ngang trên ngọn núi”.
– “Họ như con chim đứng trên bờ tổ, nhìn quảng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”.
Các hình ảnh so sánh trên nhằm thế hiện tâm trạng của nhân vật: chính trong truyện, nhân vật “tôi”. Tất cả đều giàu sức gợi cảm, gắn những cảnh sắc thiên nhiên trong sáng tươi đẹp và trữ tình. Nhờ cả hình ảnh so sánh ấy người đọc cảm nhận được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” rõ ràng, xác thực hơn. Chính cũng nhờ chúng, truyện ngắn Tôi đi học càng thêm thú vị, thêm chút bâng khuâng, trong trẻo.

Câu 5: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo ra từ đâu?

Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này là:

  • Có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự - trữ tình – miêu tả

  • Bố cục chặt chẽ, tự nhiên theo dòng hồi tưởng, theo trình tự đan xen giữa hiện tại và quá khứ.

  • Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu và chất thơ.

Theo em, sức hút của tác phẩm được tạo nên từ:

  • Tình huống truyện hấp dẫn

  • Cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật

  • Hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.

Bài viết gợi ý: