I. TRÙNG ROI XANH
1. Hình dạng
Trùng roi xanh sống trong nước: ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa.
- Hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài.
2. Dinh dưỡng
- Trùng roi xanh có 2 hình thức dinh dưỡng:
+ Tự dưỡng: giống như thực vật vì trong cơ thể chúng có các hạt diệp lục có khả năng hấp thu ánh sáng, nước, CO2 để tổng hợp chất hữu cơ.
+ Dị dưỡng: khi ở trong tối, màu xanh mất đi. Tuy nhiên, chúng vẫn sống được nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy.
- Hô hấp: nhờ sự trao đổi khí qua màng.
- Bài tiết: không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết thải ra ngoài → Cân bằng áp suất thẩm thấu.
3. Sinh sản
- Bước 1: Tế bào tích lũy các chất để chuẩn bị cho quá trình phân đôi
- Bước 2: Nhân và roi bắt đầu phân đôi
- Bước 3: Chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi (hạt diệp lục, không bào, điểm mắt). Nhân và roi tách nhau hoàn toàn.
- Bước 4: Màng tế bào bắt đầu tách đôi
- Bước 5: Tế bào tiếp tục tách đôi
- Bước 6: Hình thành 2 tế bào con
II. TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI
- Ở các ao, giếng đôi khi gặp các hạt hình cầu màu xanh lá cây, có đường kính khoảng 1mm, lơ lửng, xoay tròn đó được gọi là tập đoàn trùng roi (tập đoàn Vôn vốc).
- Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.