TUẦN 17: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 1: ÔN TẬP VỀ CÂU

Câu 1: Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.

Hai/ cha con/ bước/ đi/ trên/ cát/

Ánh/ mặt trời/ rực rỡ/ biển xanh/

Bóng/ cha/ dài/ lênh khênh/

Bóng/ con/ tròn/ chắc nịch/

Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại em vừa lập (mỗi kiểu ba ví dụ).

Gợi ý: Lập bảng phân loại các từ trong đoạn thơ đã cho theo cấu tạo của chúng, như sau:

Từ đơn Từ phức Từ láy

hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh,

bóng, cha, dài, bóng, con, tròn

cha con, mặt trời chắc nịch rực rỡ, lênh khênh

- Một số ví dụ minh họa thêm:

+ Từ đơn: nhà, đi, học,...

+ Từ phức: nhà cửa, đường sá, sòng ngòi...

+ Từ láy: biêng biếc, rung rinh, long lanh...

Câu 2: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?

- Đó là những từ đồng nghĩa.

- Đó là những từ đồng âm.

- Đó là một từ nhiều nghĩa.

a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trông

b) trong veo, trong vắt, trong xanh

c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành

Gợi ý: Các từ trong mỗi nhóm đã cho, chúng có quan hệ với nhau, như sau:

a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống (đánh là từ nhiều nghĩa).

b) trong veo, trong vắt, trong xanh (trong là những từ đồng nghĩa).

c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành (đậu là những từ đồng âm).

Câu 3: Đọc đoạn văn Cây rơm (SGK TV5 tập 1 trang 167). Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn. Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.

Gợi ý: Đọc đoạn văn Cây rơm (SGK TV5 tập 1 trang 167):

a) Những từ đồng nghĩa với những từ in đậm là:

- tinh ranh: khôn khéo, tinh khôn, láu lỉnh...

- dâng: cho, tặng, biếu

- êm đềm: êm ấm, êm dịu, êm êm

b) Nhà văn chọn những từ tinh ranh, dâng, êm đềm mà không chọn những từ đồng nghĩa với các từ ấy là vì không có một từ đồng nghĩa nào có sắc thái biểu đạt cũng như sắc thái biểu cảm phù hợp với văn cảnh của đoạn văn.

Câu 4: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trông trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) có mới nới

b) Xâu gỗ, nước sơn

c) Mạnh dùng sức, dùng mưu

Gợi ý: Điền thêm từ ngữ đế hoàn thành các quán ngữ, thành ngữ, như sau:

a) Có mới nới cũ

b) Xấu gỗ, tốt nước sơn

c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu

TIẾT 2: ÔN TẬP VỀ CÂU

Câu 1: Đọc mẩu chuyện Nghĩa của từ củng (SGK TV5 tập 1 trang 171) và thực hiện nhiệm vụ sau:

a) Tìm trong mẩu chuyện ấy:

- Một câu hỏi;

- Một câu kể;

- Một câu cảm;

- Một câu khiến.

b) Nêu những dấu hiệu của mỗi câu nói trên.

Gợi ý: Đọc mẩu chuyện Nghĩa của từ củng và thực hiện các nhiệm vụ đã nêu, như sau:

a) Trong mẩu chuyện có:

- Một câu hỏi: Đó là câu Nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn?

- Một câu kê: Đó là câu Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.

- Một câu cảm: Đó là câu Thế thì đáng buồn quá!

- Một câu khiến: Đó là câu Không đâu!

b) Những dấu hiệu của mỗi câu nói trên là:

- Câu hỏi: Có nội dung nghi vân (hỏi) buộc (yêu cầu) người khác phải trả lời. Cuối câu có dấu chấm hỏi.

- Câu kể: Có nội dung kề, tả hoặc thuật lại một sự việc nào đó. Cuối câu có dấu chấm.

- Câu cảm: Có nội dung bộc lộ cảm xúc. Cuối câu có dấu châm cảm (dấu chấm than).

- Cáu khiến: Có nội dung yêu cầu (ra mệnh lệnh...) buộc người khác thực hiện. Cuối câu có dấu châm cảm (chấm than).

Câu 2: Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện Quyết định độc đáo (SGK TV5 tập 1 trang 171). Xác định thành phần của từng câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)

Gợi ý: Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện: Quyết định độc đáo và xác định các thành phần của câu như sau:

- Câu 1: Cách đây không lâu, lãnh đao Hội đồng thành phố

TN CN

ở nước Anh đã quyết định phat tiền các công chức nói hoăc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. (P, C-V)

VN

- Câu 2: Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bi phạt 1 bảng. (P1, P2, C-V)

TN1 TN2 CN VN

- Câu 3: Ông chủ tịch Hôi đồng thành phố tuyên bố

CN

sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháo và chính tả. (C-V)

VN

- Câu 4: Đây là môt biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sư trong sáng của tiếng Anh

CN VN (C-V)

Bài viết gợi ý: