TUẦN 29: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 2: CÂU KHIẾN

Câu 1: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?

Gợi ý: Chọn (b, c):

- Lan ơi, cho tở mượn cái bút!

- Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?

Câu 2: Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào?

Gợi ý: Chọn (b, c, d):

- Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?

- Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ạ!

- Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!

Câu 3: So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không giữ phép lịch sự.

a. - Lan ơi, cho tớ về với, - Cho đi nhờ một cái

b. - Chiều nay, chị đón em nhé!

- Chiều nay chị phải đón em đấy!

c. - Đừng có mà nói như thế!

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế!

d. Mở hộ cháu cái cửa!

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với!

Gợi ý:

a) - Lan ơi, cho tớ về với (lịch sự tế nhị có từ xưng hô thể hiện tinh cảm thân thiết)

- Cho đi nhờ một cái (bất lịch sự nói trống không thiếu văn hóa)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé! (lịch sự, tế nhị, thân mật)

- Chiều nay chị phải đón em đấy! (bất lịch sự, em nói với chị mà như ra lệnh cho chị, thiếu lễ độ)

c) - Đừng có mà nói như thế! (bất lịch sự, nói trống không)

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế! (lịch sự, tế nhị)

d) Mở hộ cháu cái cửa! (bất lịch sự, nói trống không thiếu lễ độ với người lớn)

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với! (lịch sự, tế nhị lễ độ với người lớn)

Câu 4: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 112).

Gợi ý: Em có thể đặt như sau:

a. Bố ơi, bố cho con tiền, con mua quyển sổ ghi chép ạ!

b. Bác làm ơn cho cháu ngồi nhờ một lát ạ!

Bài viết gợi ý: