TUẦN 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
TIẾT 1: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
Câu 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:
a) công nhân b) nông dân
c) doanh nhân d) quân nhân
a) trí thức g) học sinh
(Giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, nhà tư sản).
Gợi ý: Xếp các từ ngữ cho trước vào nhóm thích hợp như sau:
a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí.
b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày.
c) Doanh nhân: tiểu thương, nhà tư sản.
d) Quân nhân: đại úy, trung sĩ.
e) Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư.
g) Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học.
Câu 2: Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên và trả lời câu hỏi (SGK TV5 tập 1 trang 27).
a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?
b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”).
c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.
Gợi ý:
Đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” và trả lời câu hỏi, như sau:
a) Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào là vì đều sinh ra từ
bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ (dồng nghĩa là cùng, bào nghĩa
là cái rau - cái rau nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ).
b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng:
- đồng bào, đồng chí, đồng lòng, đồng hương, đồng thời, đồng bọn, đồng ca, đồng cảm, đồng điệu, đồng dạng, đồng hành, đồng đội, đồng hao, đồng tình, đồng nghĩa, đồng môn, đồng loạt, đồng nghiệp, đồng tâm, đồng khởi, đồng loại, đồng diễn v.v...
c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.
- Tiết mục đồng ca của lớp em thật là tuyệt!
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
Câu 1: Điền vào các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác vào những ô trống thích hợp trong đoạn văn đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 32-33)
Gợi ý: Điền các từ cho trước thích hợp vào các ô trống trong đoạn văn theo trình tự sau:
- đeo - xách - vác - khiêng - kẹp
Câu 2: Chọn ý thích hợp trong ngoặc để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau:
a) Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
b) Lá rụng về cội.
c) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
(Làm người phải thủy chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ).
Gợi ý: Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ đã cho, như sau:
- Chọn ý: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. Nội dung này có thể giải thích nghĩa chung cho cả ba câu tục ngữ.
Câu 3: Dựa theo ý một khổ thơ trong bài sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
Gợi ý: Em có thế viết đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà con người yêu thích, như sau:
- Xanh, đỏ, vàng, lam, chàm, tím... mỗi màu đều có những vẻ đẹp riêng của nó. Với em, màu xanh vẫn là màu em thích nhất. Đó là màu xanh của đồng bằng, rừng núi, màu của biển cả mênh mang và cũng là màu của bầu trời trong xanh vời vợi trên kia. Màu của ước mơ hi vọng.