I. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG
- Khái niệm: Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào(A) và lượng nước thoát ra qua lá (B).
- Khi A = B: mô của cây đủ nước và cây phát triển bình thường.
- Khi A > B: mô của cây thừa nước và cây phát triển bình thường.
- Khi A < B: mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết
- Khi tế bào mất nước làm giảm sức căng bề mặt, kéo theo nguyên sinh chất và vách tế bào co lại làm lá rũ xuống gây hiện tượng héo. Có 2 mức độ héo là héo lâu dài và héo tạm thời:
- Héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị héo, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại
- Héo lâu dài xảy ra vào những ngày nắng hạn hoặc ngập úng hoặc đất bị nhiễm mặn, cây thiếu nước trầm trọng và dễ làm cho cây bị chết
Chú ý: Hạn sinh lý là hiện tượng cây sống trong môi trường ngập úng, bị ngập mặn có thừa nước nhưng cây không hút được
Nhu cầu nước của cây được chẩn đoán theo 1 số tiêu chí sinh lý: áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước và sức hút nước của lá cây.
- Cần tưới tiêu hợp lý cho cây:
- Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây.
- Dựa vào đặc điểm của đất và điều kiện thời tiết.
II. BÓN PHÂN HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
→ Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.
1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng
- Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí bằng cách:
- Đúng loại: Bón đúng loại phân;
- Đúng lượng: Bón đủ liều lượng cần bón, và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng;
- Đúng lúc: Bón đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng, phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, điều kiện thời tiết, mùa vụ;
- Đúng cách: Bón đúng cách.
- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.
Ví dụ: Nếu Mo nhiều trong rau thì động vật ăn rau có thể bị ngộ độc, người ăn rau bị bệnh gút (bệnh thống phong).
2. Các phương pháp bón phân
- Bón phân qua rễ (bón vào đất):
- Rễ cây có khả năng hấp thụ các ion khoáng từ đất.
- Bón phân vào đất có 2 cách: Bón lót (trước khi trồng cây) và Bón thúc (sau khi trồng).
- Bón phân qua lá (phun lên lá):
- Lá cũng có thể hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng.
- Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ ion khoáng thấp, chỉ bón qua lá khi trời không mưa và nắng không gắt.
3. Phân bón và môi trường
- Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường.
- Khi cây không hấp thụ hết, lượng phân bón dư thừa sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu: thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường.