A. Tóm tắt lý thuyết
1. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu
1.1. Các nguồn phát ánh sáng trắng
- Mặt trời là nguồn phát ánh sáng trắng rất mạnh. Ánh sáng mặt trời đến mắt ta lúc ban ngày là ánh sáng trắng.
- Các đèn dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của xe ô tô, xe máy, bóng đèn pin, các bóng đèn tròn… cùng là các nguồn phát ánh sáng trắng.
1.2. Các nguồn phát ánh sáng màu
- Các đèn LED phát ra ánh sáng màu. Có đèn phát ra ánh sáng màu đỏ, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng, có đèn phát ra ánh sáng màu lục…
- Bút laze thường dùng phát ra ánh sáng màu đỏ. Các đèn ống phát ra ánh sáng màu đỏ, màu vàng, màu tím… thường dùng trong quảng cáo.
1.3. Cách phân biệt nguồn ánh sáng trắng và nguồn ánh sáng màu
- Dựa vào màu sắc của các nguồn sáng phát ra để phân biệt.
- Dựa vào các nguồn sáng thường gặp: Mặt trời, đèn dây tóc nóng phát sáng ( đèn pha ô tô, xe máy, đèn pin và đèn tròn trong nhà…) là những nguồn phát ra ánh sáng trắng. Các đèn LED, bút laze, các đèn ống phát ra ánh sáng màu…là những nguồn phát ra ánh sáng màu.
2. Tạo ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu
2.1. Tạo ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu
- Tấm lọc màu có thể là một tấm kính màu, giấy bóng kính có màu, tấm nhựa trong có màu hay một lớp nước màu…
- Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.
- Chiếu ánh sáng màu qua một tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.
- Chiếu ánh sáng màu qua một tấm lọc khác màu sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.
2.2. Cách tạo ra ánh sáng màu
- Dùng nguồn ánh sáng màu.
- Dùng tấm lọc màu để chắn trước chùm ánh sáng trắng.
3. Bài tập minh họa
Bài 1: Em có một tấm lọc A màu đỏ và một tấm lọc B màu lục.
a. Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc đó thì em sẽ thấy tờ giấy màu gì ? Nêu dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra. Cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng của đèn trong phòng.
b. Đặt tấm lọc A trước tấm lọc B hoặc đặt tấm lọc B trước tấm lọc A thì màu tờ giấy trong hai trường hợp có như nhau hay không ? Nêu dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra. Hướng dẫn giải:
a. Màu đen. Đó là vì ánh sáng trắng được hắc lên từ tờ giấy sau khi qua tấm lọc A màu đỏ thì thành ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ không đi qua được tấm lọc B màu xanh, nên ta thấy tối đen.
b. Nếu cho ánh sáng đi qua tấm lọc B trước rồi mới đi qua tấm lọc A thì hiện tượng sẽ xảy ra như trên và ta vẫn sẽ thấy tờ giấy màu đen.
Bài 2: Ta biết rằng phải có ánh sáng màu đi vào mắt mới gây ra cảm giác màu. Những ánh sáng có màu khác nhau chút ít sẽ gây ra cảm giác màu khác nhau chút ít.
Ví dụ: Về màu vàng, có thể có màu vàng chanh, màu vàng nhạt, màu vàng sẫm, màu vàng nghệ…Hãy kể tên một số màu đỏ khác nhau, màu xanh khác nhau và màu tím khác nhau.
Hướng dẫn giải:
Đỏ sẫm, đỏ nhạt, đỏ cánh sen, đỏ cờ, đỏ tía,… Xanh biếc, xanh nước biển, xanh da trời, xanh lá cây, xanh lá mạ, xanh lơ, xanh thẫm, xanh nhạt… Tím sẫm, tím huế, tím hoa cà,…
B. Bài tập trong sách giáo khoa
Bài C1 (trang 137 SGK Vật Lý 9): Hãy cho biết màu của ánh sáng mà ta thu được sau các tấm lọc màu trong thí nghiệm 1 SGK.
Hướng dẫn giải:
Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ.
Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ
Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ, mà thấy tối.
Bài C2 (trang 138 SGK Vật Lý 9): Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích kết quả của các thí nghiệm nêu trong bài.
Hướng dẫn giải:
Đối với chùm sáng trắng có thể có hai giả thuyết mà ta không biết giả thuyết nào đúng, nếu không làm thêm thí nghiệm. Đó là:
- Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu.
- Trong chùm ánh sáng trắng có ánh sáng đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua
- Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ, nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ
- Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.
Bài C3 (trang 138 SGK Vật Lý 9): Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy lược tạo ra như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa nằy đóng vai trò như các tấm lọc màu.
Bài C4 (trang 138 SGK Vật Lý 9): Một bể nước nhỏ (như bể cá cảnh) có các thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ có thể dùng như dụng cụ nào ở trên?
Hướng dẫn giải:
Một bể nhỏ có thành trong suốt, đựng nước màu, có thể coi là tấm lọc màu
C. Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo
Câu 1: Trong số bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng ?
A. Bóng đèn pin đang sáng.
B. Bóng đèn ống thông dụng.
C. Một đèn LED.
D. Một ngôi sao.
Câu 2: Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng trắng?
A. Đèn LED vàng.
B. Đèn neon trong bút thử điện.
C. Đèn pin.
D. Con đom đóm
Câu 3: Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu?
A. Đèn LED.
B. Đèn ống thường dùng.
C. Đèn pin.
D. Ngọn nến.
Câu 4: Chỉ ra câu sai. Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu:
A. Thắp sáng một đèn LED đỏ.
B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ.
C. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ.
D. Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu tím.
Câu 5: Nhúng một tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình, ta sẽ thấy nó có màu gì?
A. Màu trắng.
B. Màu đỏ.
C. Màu lục.
D. Màu đen. Bắt đầu thi