Nghị luận về việc học sinh thiết hụt kĩ năng sống. Đề nghị luận xã hội hay.
Đọc bản tin sau:
Cuộc khảo sát bất ngờ của thầy giáo dạy Toán
Trước thực trạng học sinh, sinh viên không đủ kỹ năng sống để ứng phó với những áp lực xã hội, thầy Trần Đình Trợ, giáo viên Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã làm một khảo sát vui với học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
Khảo sát này được thực hiện ở lớp 12A1 trường THPT Hương Sơn, kết quả gồm 6 ý được thầy Trần Đình Trợ chia sẻ trên mạng xã hội như sau:
- Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.
- Có 41/45 em thường đi qua sông suối. Trong đó chỉ 4 em biết bơi. Số còn lại chỉ biết lặn, kiểu lặn “xuống nước, ba ngày sau mới nổi”.
- Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng rửa bát.
- Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.
- Có 45/45 em đọc sách (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng ký mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.
- Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.
(Dẫn theo Vn Express, 12/11/2014)
Từ vị trí của một học sinh THPT, anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng được nói đến trong bản tin trên?
Gợi ý làm bài:
*/ Mở đoạn: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận: hiện tượng thiếu hụt trầm trọng về kỹ năng sống của HS THPT hiện nay.
*/ Thân đoạn
– Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận: Học sinh không có kiến thức tối thiểu về các vật dụng thân thuộc trong đời sống hàng ngày; không có khả năng tự chăm sóc bản thân và tham gia làm việc nhà; thiếu quan tâm đến người thân; chưa có ý thức đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết…
– Phân tích nguyên nhân của hiện tượng: Do nhận thức lệch lạc của bản thân học sinh, chỉ chú tâm vào học kiến thức trong sách vở; quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh, thầy cô trong nhà trường…
– Phân tích những tác động tiêu cực của hiện tượng đối với tương lai của mỗi học sinh và đối với toàn xã hội…
– Đề xuất một số biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này từ vị trí của một học sinh THPT.
*/ Kết đoạn
– Học sinh liên hệ, rút ra bài học về nhận thức và hành động của bản thân.
(Đề sưu tầm)
Xem thêm: Nghị luận xã hội 200 chữ
Xem thêm bài viết : Cách làm bài Nghị luận xã hội Full : Nghị luận xã hội