A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÁC GIẢ
1. Tiểu sử cuộc đời
- Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, người Hà Nội. Tô Hoài xuất thân trong một gia đình thợ thủ công, ông học hết Tiểu học, thời trẻ phải làm nhiều nghề kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn ... và nhiều khi thất nghiệp.
- Ông gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc từ năm 1943. Đến với văn chương bằng một số bài thơ lãng mạn và một cuốn truyện võ hiệp, sau đó ông được biết đến với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động báo chí, nhưng vẫn có thành tựu văn học quan trọng như Truyện Tây Bắc.
- Năm 1996, Tô Hoài được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
2. Sự nghiệp văn học
- Tô Hoài là một nhà văn có nguồn sáng tạo dồi dào, một cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông có trên 150 tác phẩm với nhiều đề tài và các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí,...
- Trước Cách mạng, ông nổi tiếng với mảng sáng tác cho thiếu nhi, đặc biệt là Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941). Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác như: 0 Chuột (tập truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944),...
- Sau 1945, ông có thêm Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992),...
3. Phong cách nghệ thuật
- Tô Hoài là nhà văn đa phong cách, để lại nhiều dấu ấn riêng trên hầu hết các thể loại. Ông viết truyện thiếu nhi hay người lớn đều hay.
- Văn phòng của ông không dễ “nổi nóng” mà điềm đạm, giản dị, trong sáng, lúc nào cũng pha chút hóm hỉnh với nhiều triết lí thâm trầm.
- Những trang viết của ông thể hiện một biệt tài nắm bắt nhanh nhạy những phong tục, tập quán của những vùng ông đi qua.
- Ông có giọng kể hóm hỉnh, vốn ngôn ngữ phong phú,...
II. TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ
1. Hoàn cảnh ra đời
Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (gồm: Vợ chồng A Phủ, Mường Giơn, Cứu đất cứu mường), tập truyện được viết năm 1952 và được giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt nam 1945 – 1955. Tập truyện là kết quả của chuyến đi dài tám tháng theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của tác giả. Trong đó, Vợ chồng A Phủ là hay nhất.
2. Tóm tắt
Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời hai thanh niên người Mông: Mị và A Phủ.
Mị vì món nợ truyền kiếp, bị A Sử (con của thống lí Pá Tra) bắt về làm vợ, làm dâu gạt nợ nhà hắn, nhưng thực chất là làm nô lệ ở nhà thống lí Pá Tra: bị bóc lột, làm việc quần quật, bị áp bức, sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa,...
Một đêm mùa xuân, tiếng sáo của thanh niên đánh thức trong Mị niềm khát khao tự do, hạnh phúc. Mị uống rượu, khêu to ngọn đèn, sửa soạn đi chơi nhưng A Sử đã trói đứng Mị suốt đêm, Mã sống trong sự giằng xé giữa khao khát tự do và thực tại nghiệt ngã.
Còn A Phủ là một thanh niên khoẻ mạnh, gan góc, vì đánh nhau với A Sử nên bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ chăn bò gạt nợ. Bị hổ bắt một con bò, A Phủ bị phạt trói đứng suốt mấy ngày đêm.
Cảm thương người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây trói cho A Phủ, cùng chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Đến Phiềng Sa, họ trở thành vợ chồng, gặp cán bộ cách mạng A Châu và được giác ngộ cách mạng. Họ trở thành những chiến sĩ du kích.
3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Nội dung
- Hình tượng nhân vật trung tâm của vợ chồng A Phủ là Mị, nhân vật được Tô Hoài dụng công miêu tả nhiều nhất.
+ Trong phần đầu của truyện, tác giả đã tái hiện lại quãng đời tối tăm tủi nhục của Mị Mị vốn là một cô gái đẹp - “trai đến đứng nhắn cả chân sách đầu buông Mi”, hiếu để với cha mẹ, nhưng vì món nợ truyền kiếp mà Mị đã trở thành một đứa con dâu hờ, trở thành một người ở không công cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Ngày qua ngày, Mị phải sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong đó cửa”, bị cầm tù trong một căn buông kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay”. Mị âm thầm, chịu đựng như bao người đàn bà khác bị rơi vào nhà thống lí Pá Tra.
+ Nhưng sức sống tiềm tàng trong Mị đã trỗi dậy. Mùa xuân đến, Mị nhớ về quá khứ, sống trong quá khứ, quên đi thực tại phũ phàng. Lòng khao khát tự do trỗi dậy, Mị định đi chơi. Nhưng A Sử đã trói đứng Mị, cả mái tóc Mị cũng bị “quấn lên cột”. Dù bị trói, Mị vẫn không tin đó là sự thật. Lòng ham sống bị đánh thức của đêm xuân này còn một thế năng để cho “tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”.Và đến một ngày nọ, Mị vùng lên cắt dây trói giải thoát cho A Phủ. Hành động đó cũng có nghĩa là Mị tự giải thoát cho chính mình.
+ Nhân vật Mị có thể được xem là hình ảnh được miêu tả có nhiều nét đạt tới mức điển hình cho hình ảnh những người phụ nữ lao động nghèo miền núi thời kì trước Cách mạng.
- A Phủ là một chàng trai cũng cùng chung thân phận nghèo khổ như Mị. Nhưng xét về tính cách, A Phủ gan góc và mạnh mẽ hơn. Không chấp nhận trước sự bất công, A Phủ đánh A Sử bị thương trong cuộc chơi giữa các trai làng. Khi bị bắt và bị phạt vạ, A Phủ vẫn cứng rắn và nhẫn nhục chịu đòn. Hơn thế nữa, khát khao tự do và tính cách gan góc ở A Phủ thể hiện rõ nhất trong đoạn A Phủ đỡ Mị băng chạy xuống dốc núi để đến miền đất mới Phiềng Sa.
- Đoạn Mị cởi trói giải thoát cho A Phủ là tuyệt bút của truyện, thể hiện tài năng miêu tả tâm lí xuất sắc của Tô Hoài.
+ Sau những đêm tình mùa xuân, sau nhiều lần vùng lên nhưng bị chà đạp dã man, ngọn lửa tình yêu và tự do trong Mị nguội dần nhưng nó vẫn không tắt mà vẫn âm ỉ cháy.
+ Trước cảnh A Phủ bị đánh và bị trói, ban đầu Mị “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay...”. Nhưng bỗng lé mắt trông sang và trông thấy một nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lai”, Mi chợt động lòng thương vì Mị nhớ cảnh “A Sử trói Mị,... Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng.” trước đây. Mị nhận ra rằng chúng nó thật độc ác”. Thương mình là nền tảng của lòng thương người, để rồi quyết đi bạo, Mị cắt nút dây mây, cởi trói, giải thoát cho A Phủ. Hành động của Mị diễn ra rất tự nhiên, phù hợp với lôgic tiếp nhận và tính cách của Mị.
- Tác phẩm Vợ chồng A Phủ mang tính nhân đạo sâu sắc.
+ Tính nhân đạo của truyền thể hiện trước tiên và rõ nhất là ở sự cảm thông sâu sắc của tác giả với số phận của những con người bất hạnh mà tiêu biểu là Mị và A Phủ. Điều này cho thấy Tô Hoài rất am hiểu đời sống vật chất và đời sống tâm lí của đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Bắc.
+ Từ sự cảm thông, tác giả đứng về phía họ và phê phán sâu sắc bọn chúa đất miền núi, những thế lực chà đạp con người mà đại diện là cha con nhà thống lí Pá Tra.
+ Cảm thông và chia sẻ, tác giả đã phát hiện và trân trọng những phẩm chất cao đẹp của con người, nhất là tình yêu tự do và sức sống tiềm tàng của người dân.
+ Vì những lẽ trên, Tô Hoài không chấp nhận nhìn nhân vật của mình rơi vào đường cùng. Kết thúc phần đầu tác phẩm, Mị và A Phủ được giải phóng. Ở phần hai, Mị và A Phủ trở thành vợ chồng và cùng hoạt động cách mạng. Con đường tương lai đã được mở ra. Tác phẩm là một trong những truyện giải quyết được khá sớm vấn đề số phận của con người trong xã hội cũ.
b. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện khéo léo, kết hợp trần thuật theo quan điểm tác giả và trần thuật theo quan điểm nhân vật. Cách kể này sử dụng lời văn nửa trực tiếp, nhờ thế đã khắc hoạ tinh tế các quá trình tâm lí nhân vật.
- Vợ chồng A Phủ thể hiện tài năng xây dựng đối thoại và miêu tả nội tâm nhân vật.
- Tác phẩm thấm đẫm chất thơ qua nghệ thuật tả cảnh, dựng cảnh sống động, qua ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị mang phong vị miền núi ...
3. Chủ đề
- Tái hiện cuộc đời Mị và A Phủ, tác giả bày tỏ lòng cảm thông, xót xa trước cuộc sống cơ cực của đồng bào dân tộc thiểu số trước ách thống trị của bọn chúa đất và thực dân, đồng thời ca ngợi sức sống quật cường của họ. Tác giả cũng đặt ra vấn đề số phận con người - những người bị áp bức - và giải quyết vấn đề số phận con người bằng việc thức tỉnh họ, đưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. ĐỀ BÀI
1. Đề số 1: Phân tích giá trị nhân đạo của vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
2. Đề số 2: Nhận xét về nghệ thuật và chất thơ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
3. Đề số 3: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (từ khi Mi bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài).
4. Đề số 4: Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo đề sau: Bản tình ca khát vọng sống và hạnh phúc vùng Tây Bắc trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
5. Đề số 5: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) trong những đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
II. GỢI Ý BÀI LÀM
1. Đề số 1: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:
- Sự cảm thông sâu sắc của tác giả với những người dân bị áp bức và khốn khổ.
- Vợ chồng A Phủ là bài ca ca ngợi, đề cao khát vọng sống và hạnh phúc của con người.
- Tác giả cũng phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người.
- Tác giả đã đặt ra vấn đề giải phóng con người khỏi sự chà đạp, cho họ một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
2. Đề số 2: Bài viết cần nếu được những nội dung sau:
- Vợ chồng A Phủ tập trung những nét nghệ thuật độc đáo:
+ Thành công chủ yếu của vợ chồng A Phủ trước tiên là nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
+ Vợ chồng A Phủ thể hiện tài năng về nghệ thuật dựng cảnh của tác giả: cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào vùng núi.
+ Nghệ thuật trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên, theo trình tự thời gian, truyện như một cuốn phim.
+ Ngôn ngữ trong Vợ chồng A Phủ sinh động và có chọn lọc sáng tạo, giàu tính tạo hình, đậm màu sắc miền núi.
- Khi nói về việc sáng tác Truyện Tây Bắc (trong đó có Vợ chồng A Phủ), Tô Hoài cho biết ông đã đưa vào trong truyện những ý thơ trong văn xuôi”.
+ Đó là những cảnh thiên nhiên có vẻ đẹp riêng của miền núi Tây Bắc, đặc biệt là cảnh mùa xuân trên vùng núi cao.
+ Đó là những bức tranh sinh hoạt, phong tục miền núi, đặc biệt là cảnh ngày Tết của người Mông.
+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của hai nhân vật Mị và A Phủ, nhất là khát vọng tự do, đồng cảm giai cấp.
3. Đề số 3
Bài viết cần nêu được những nội dung sau:
- Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra:
+ Quãng đời quá khứ, Mị là cô gái trẻ đẹp, lao động giỏi và có khát vọng hạnh phúc.
+ Cuộc sống hiện tại, Mị là một mảnh đời tủi cực, bị đoạ đày cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Đêm mùa xuân đến, cũng là lúc sức sống và khát vọng sống hạnh phúc của Mị trỗi dậy mạnh mẽ.
+ Trong cuộc sống tối tăm, Mị vẫn khát khao hạnh phúc và lòng ham sống vẫn âm ỉ trong tâm thức nàng.
+ Khát vọng sống của Mỹ bị A Sử vùi dập phũ phàng, nhưng Mị vẫn vùng lên trước hết là biểu hiện ở sự giằng xé giữa khát vọng tự do và thực tại nghiệt ngã.
- Sức sống của Mị biểu hiện thành hành động cứu A Phủ, Mị thoát khỏi cuộc đời tủi nhục nô lệ.
+ Hoàn cảnh đã run rủi Mị cứu A Phủ, cùng lúc giải thoát chính mình khỏi cuộc sống nô lệ.
+ Chính lòng thương mình, rồi thương người và khát khao tự do, Mị đã tháo cái vòng nô lệ trói buộc cuộc đời mình và A Phủ.
4. Đề số 4
Bài viết cần nêu được những nội dung sau:
Đọc Vợ chồng A Phủ, ta nghe như một “bản tình ca khát vọng sống và - hạnh phúc vùng Tây Bắc” đang vang vọng qua những cuộc đời con người nơi đây, mà tiêu biểu là Mị và A Phủ - hai nhân vật chính của truyện.
- Nhân vật Mị:
+ Mị - thân phận “con dâu gạt nợ”.
+ Mị - sự vượt không gian, sự hồi sinh của lòng ham sống và khát khao hạnh phúc.
- Nhân vật A Phủ:
+ A Phủ - thân phận “người ở gạt nợ”.
+ A Phủ - sự gan góc, mạnh mẽ của một lòng ham sống, thích tự do.
- Mị và A Phủ - sự gặp gỡ và trỗi dậy của hai con người cùng cảnh ngộ.
5. Đề số 5
Bài viết cần nêu được những nội dung sau:
- Không khí rạo rực và rất đặc biệt của mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy đã làm cho tâm hồn vốn chai sạn của Mị bỗng nhiên trỗi dậy. Tất cả những đặc điểm của ngày Tết như đánh thức những kỉ niệm trong tâm hồn cô gái trẻ Mị.
- Mị đã thức tỉnh nhưng muốn thoát khỏi thực tại nơi “địa ngục trần gian” bằng cách tìm đến rượu.
- Cùng men rượu, Mị sống lại thời con gái trẻ trung, mơ mộng và kiêu hãnh. Rồi Mị cảm thấy tiếc nuối.
- Mị chập chờn theo tiếng sáo gọi bạn. Tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi thời tuổi trẻ và tình yêu. Mị vùng dậy, Mi muốn đi chơi:
- Nhưng A Sử đã về, hắn trói đứng Mị. Dù bị trói đau đớn, tâm hồn Mị vẫn đi theo những cuộc chơi và theo tiếng sáo. Khi sức sống trỗi dậy, nó phá tan mọi sự trói buộc. Sự trói buộc không làm Mị bị khuất phục, mà trái lại nó làm cho khát vọng ở Mị mạnh mẽ hơn.