Chi tiết đề thi

hạt nhân nguyên tử

bui.thu.thuy.2002
1 lượt thi
Vật Lý
Trung bình
(0)
40
50 phút
Miễn phí
Tham gia [Hs Loga.vn] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ Loga
Câu 1 [44598] - [Loga.vn]

Cho phản ứng hạt nhân $_{1}^{2}D+_{1}^{2}D\to _{2}^{3}He+_{0}^{1}n$. Biết khối lượng các hạt $_{1}^{2}D,_{2}^{3}He,_{0}^{1}n$  lần lượt là mD = 2,0135u; mHe = 3,0149 u; mn = 1,0087u. Biết năng lượng toả ra khi đốt 1 kg than là 30000 kJ. Khối lượng $_{1}^{2}D$(đơteri) cần thiết sử dụng trong các phản ứng nhiệt hạch trên để có thể thu được năng lượng tương đương với năng lượng toả ra khi đốt 1 tấn than là

Câu 2 [46358] - [Loga.vn]

Một điện tích q = 10-8 C dịch chuyển dọc theo các cạnh của một tam đều ABC cạnh a = 20cm đặt trong điện trường đều E cùng hướng với BC và E = 3000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm AB là

Câu 3 [47535] - [Loga.vn]

Giả sử có một hỗn hợp gồm hai chất phóng xạ có chu kì bán rã là T1 và T2, với T2 = 2T1. Ban đầu t = 0, mỗi chất chiếm 50% về số hạt. Đến thời điểm t, tổng số hạt nhân phóng xạ của khối chất giảm xuống còn một nửa so với ban đầu. Giá trị của t là

Câu 4 [47810] - [Loga.vn]

Cho rằng khi một hạt nhân urani \[{}_{92}^{235}U\]phân hạch thì tỏa ra năng lượng trung bình là 200 MeV. Lấy NA =6,023.1023 mol-1 , khối lượng mol của urani \[{}_{92}^{235}U\]là 235 g/mol. Năng lượng tỏa ra khi phân hạch hết 1 kg urani \[{}_{92}^{235}U\] là

Câu 5 [45302] - [Loga.vn]

Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất, là đồng vị phân rã β- tạo thành chất Y bền, với chu kì bán rã 18 ngày. Sau thời gian t, trong mẫu chất tồn tại cả hai loại X và Y. Tỉ lệ khối lượng chất X so với khối lượng chất Y là 5/3. Coi tỉ số khối lượng giữa các nguyên tử bằng tỉ số số khối giữa chúng. Giá trị của t gần với giá trị nào sau đây nhất?

Câu 6 [47621] - [Loga.vn]

Bắn hạt proton có động năng 4,5 MeV vào hạt nhân \[_{3}^{7}Li\] đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân \[p+_{3}^{7}Li\to 2\alpha +17,3MeV\]. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ g , hai hạt a có cùng động năng và bay theo hai hướng tạo với nhau góc b. Coi khối lượng của mỗi hạt tính theo đon vị u gần đúng bằng số khối của nó. Giá trị của b

Câu 7 [45516] - [Loga.vn]

Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích 15cm2, người ta dùng nó làm catôt của một bình điện phân đựng dung dịch $CuS{{O}_{4}}$ với anôt là một thanh đồng nguyên chất và cho dòng điện có cường độ I = 4A chạy trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Cho biết khối lượng riêng của đồng là $D=8,{{9.10}^{3}}kg/{{m}^{3}}$. Bề dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt bằng

Câu 8 [46311] - [Loga.vn]

Mạ kền cho một bề mặt kim loại có diện tích 40cm2 bằng điện phân. Biết Ni = 58, hóa trị 2,

D = 8,9.103kg/m3. Sau 30 phút bề dày của lớp kền là 0,03mm. Dòng điện qua bình điện phân có cường độ 

Câu 9 [44893] - [Loga.vn]

Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Vào thời điểm hiện tại tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X trong mẫu chất là k với k > 3. Trước đó khoảng thời gian 2T thì tỉ lệ trên là

Câu 10 [45707] - [Loga.vn]

Một hạt bụi kim loại tích điện âm khối lượng 10-10 kg lơ lửng trong khoảng giữa hai bản tụ điện phẳng nằm ngang, bản tích điện dương ở trên, bản tích điện âm ở dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 1000V, khoảng cách giữa hai bản là 4,8mm, lấy g=10m/s2. Chiếu tia tử ngoại làm hạt bụi mất một số electron và rơi xuống với gia tốc 6m/s2. Tính số hạt electron mà hạt bụi đã mất?

Câu 11 [56882] - [Loga.vn]

Một hạt nhân X phóng ra tia phóng xạ và biến thành hạt nhân Y bền. Biết chu kì bán rã của chất X là T. Khảo sát một mẫu chất thấy:

+ Ở thời điểm t = 0, mẫu chất là một lượng X nguyên chất.

+ Ở thời điểm t, tỉ số khối lượng của Y và X trong mẫu là k.

+ Ở thời điểm 2t, tỉ số khối lượng của Y và X trong mẫu là 8k.

+ Ở thời điểm 3t, tỉ số số hạt của Y và X trong mẫu là

Câu 12 [45927] - [Loga.vn]

cCho 3 hạt nhân: α (\[{}_{2}^{4}\]He), proton (\[{}_{1}^{1}\]H) và triti (\[{}_{1}^{3}\]H) có cùng vận tốc ban đầu v0 bay vào một vùng không gian có từ trường đều \[\vec{B}\] sao cho vecto cảm ứng từ \[\vec{B}\]vuông góc với vận tốc ban đầu vo, thì ba hạt nhân chuyển động tròn trong từ trường với bán kính quỹ đạo tương ứng là Ra, Rp, Rt. khi đó có mỗi liên hệ

Câu 13 [47533] - [Loga.vn]

Bắn hạt $\alpha $ vào hạt nhân nguyên tử nhôm đang đứng yên gây ra phản ứng. $_{2}^{4}He+_{13}^{27}Al\to _{15}^{30}P+_{0}^{1}n$. Biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV; giả sử hai hạt tạo thành bay ra với cùng vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ $\gamma $. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. Động năng của hạt $\alpha $ là

Câu 14 [45717] - [Loga.vn]

Trong mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử

Câu 15 [40867] - [Loga.vn]

Cho 1 eV = 1,6.10-19J, h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi êlectron (êlectron) trong nguyên từ hidrô chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng –0,85 eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng –13,60 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ điện từ có bước sóng

Câu 16 [46812] - [Loga.vn]

Tổng hợp \[{}_{2}^{4}He\]từ phản ứng phản ứng nhiệt hạch ${}_{1}^{2}H+{}_{3}^{6}Li\to {}_{2}^{4}He+{}_{2}^{4}He.$ Mỗi phản ứng tỏa năng lượng 22,4 MeV. Cho số Avô-ga-đrô NA = 6,02.1023 mol-1. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 0,25 mol \[{}_{2}^{4}He\] là

Câu 17 [46310] - [Loga.vn]

Electron quang điện khi bật ra khỏi kim loại thì bay vào từ trường đều với cảm ứng từ B = 10-5 T theo quỹ đạo tròn mà hính chiếu của electron lên một đường kính sẽ dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm. Cho khối lượng electron là 9,1.10-31 kg và điện tích của electron là –1,6.10-19 C. Vận tốc của electron có độ lớn là

Câu 18 [46962] - [Loga.vn]

Năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân. $_{2}^{3}He+_{1}^{2}D\to _{2}^{4}He+p$ là 18,4 MeV. Độ hụt khối của $_{2}^{3}He$ lớn hơn độ hụt khối của $_{1}^{2}D$ một lượng là 0,0006u. Năng lượng tỏa ra của phản ứng $_{2}^{3}He+_{2}^{3}He\to _{2}^{4}He+2p$ là

Câu 19 [46023] - [Loga.vn]

Khi bắn hạt α có động năng 8MeV vào hạt $N^{14}$ đứng yên gây ra phản ứng α + N p + O. Biết năng lượng liên kết riêng của các hạt α, $N^{14}$ và $O^{17}$ lần lượt là 7,lMeV/nuclon; 7,48MeV/nuclon và 7,715MeV/nuclon. Các hạt sinh ra có cùng động năng. Vận tốc của proton là (mp=1,66. 1$0^{-27}$kg)

Câu 20 [45709] - [Loga.vn]

Giới hạn quang điện của kim loại đồng là 300 nm. Công thoát electron kim loại này là

Câu 21 [45710] - [Loga.vn]

Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông

Câu 22 [47418] - [Loga.vn]

Biết năng lượng tương ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hidro được tính theo biểu thức ${{E}_{n}}=-\frac{13,6}{{{n}^{2}}}\left( eV \right)\left( n=1,2,3,... \right)$. Cho một chùm electron bắn phá các nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản để kích thích chúng chuyển lên trạng thái M. Vận tốc tối thiểu của chùm electron là

Câu 23 [44873] - [Loga.vn]

Dùng prôtôn bắn vào hạt nhân $_{4}^{9}Be$ đứng yên, sau phản ứng sinh ra hạt $\alpha $ và hạt nhân X có động năng lần lượt là ${{K}_{\alpha }}$ = 3,575 MeV và ${{K}_{X}}$ = 3,150 MeV. Phản ứng này tỏa ra năng lượng là 2,125 MeV. Coi khối lượng các hạt nhân tỉ lệ với số khối của nó. Góc hợp giữa các hướng chuyển động của hạt $\alpha $ và hạt p là

Câu 24 [47355] - [Loga.vn]

Trên mặt phẳng ngang nhẵn có một điểm sáng S chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính 5 cm với tốc độ góc 10π rad/s. Cũng trên mặt phẳng đó, một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang sao cho trục của lò xo trùng với một đường kính của đường tròn tâm O. Vị trí cân bằng của vật nhỏ của con lắc trùng với tâm O của đường tròn. Biết lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nhỏ có khối lượng m = 100 g. Tại một thời điểm nào đó, điểm sáng S đang đi qua vị trí như trên hình vẽ, còn vật nhỏ m đang có tốc độ cực đại $v_{max}$ = 50π cm/s. Khoảng cách lớn nhất giữa điểm sáng S và vật nhỏ trong quá trình chuyển động xấp xỉ bằng

Câu 25 [40854] - [Loga.vn]

Chu kì bán rã của hai chất phóng xạ A và B lần lượt là 2h và 4h. Ban đầu hai khối chất A và B có số hạt nhân như nhau. Sau thời gian 8h thì tỉ số giữa số hạt nhân A và B còn lại là

Câu 26 [40699] - [Loga.vn]

Hạt nhân đơteri \[_{1}^{2}D\] có khối lượng mD = 2,0136 u. Biết khối lượng của prôtôn là mP = 1,0073 u và của nơtron là mn = 1,0087 u. Năng lượng liên kết của hạt nhân \[_{1}^{2}D\] xấp xỉ bằng

Câu 27 [45969] - [Loga.vn]

Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là

Câu 28 [56880] - [Loga.vn]

Hạt nhân \[{}_{\text{88}}^{\text{226}}\text{Ra}\] đứng yên, phân rã α theo phương trình \[{}_{\text{88}}^{\text{226}}\text{Ra}\to {}_{\text{2}}^{\text{4}}\text{He}\,\text{+}{}_{\text{86}}^{\text{222}}\text{Rn}.\] Hạt\[\text{ }\!\!\alpha\!\!\text{ }\]bay ra với động năng \[{{K}_{\alpha }}=4,78\]MeV. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra khi một hạt \[{}_{\text{88}}^{\text{226}}\text{Ra}\]phân rã là

Câu 29 [58034] - [Loga.vn]

Cho proton có động năng ${{K}_{p}}=2,25MeV$bắn phá hạt nhân Liti $_{3}^{7}Li$ đứng yên. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau, có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của proton góc $\varphi $ như nhau. Cho biết mp = 1,0073u; mLi =7,0142u; mX = 4,0015u; 1u = 931,5$MeV/{{c}^{2}}.$ Coi phản ứng không kèm theo phóng xạ gamma. Giá trị của góc $\varphi $ là:

Câu 30 [46434] - [Loga.vn]

Êlectron trong nguyên tử Hidrô chuyển từ quỹ đạo dừng có mức năng lượng Em sang quỹ đạo dừng có mức năng lượng En thì lực tương tác tĩnh điện giữa electron và hạt nhân tăng 16 lần. Biết tổng m và n nhỏ hơn 6. Êlectron đã chuyển từ quỹ đạo

Câu 31 [47251] - [Loga.vn]

${}^{210}Po$ là hạt nhân không bền phóng xạ α và biến thành hạt nhân chì bền vững, có chu kì bán rã 138 ngày. Một mẫu${}^{210}Po$ban đầu có pha lẫn tạp chất (${}^{210}Po$chiếm 50% khối lượng, tạp chất không bị phóng xạ). Hỏi sau 276 ngày, phần trăm về khối lượng của${}^{210}Po$ còn lại trong mẫu chất gần nhất với giá trị nào sau đây ? Biết Heli sản phẩm bay ra ngoài hết còn chì thì vẫn nằm lại trong mẫu. Coi khối lượng nguyên tử tỉ lệ với số khối của hạt nhân.

Câu 32 [34281] - [Loga.vn]

Cho hạt prôtôn có động năng 1,8 MeV bắn vào hạt nhân \[_{3}L{{i}^{7}}\]  đang đứng yên, sinh ra hai hạt α có cùng độ lớn vận tốc và không sinh ra tia γ. Cho biết \[{{m}_{P}}~=\text{ }1,0073\text{ }u;\text{ }{{m}_{\alpha }}~=\text{ }4,0015\text{ }u;\text{ }{{m}_{Li}}~=\text{ }7,0144\text{ }u.\] Cho chùm hạt α bay vào trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,4 T theo phương vuông góc với từ trường. Lấy \[u{{c}^{2}}~=\text{ }931,5\text{ }MeV,\text{ }c\text{ }=\text{ }{{3.10}^{8}}~m/s,\] độ lớn điện tích nguyên tố \[e\text{ }=\text{ }1,{{6.10}^{-19~}}C\] . Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt α trong từ trường đều bằng

Câu 33 [45962] - [Loga.vn]

Cho rằng một hạt nhân urani \[{}_{92}^{235}U\] khi phân hạch thì tỏa ra năng lượng là 200 MeV. Lấy NA = 6,02.1023 mol-1, 1 eV = 1,6.10-19 J và khối lượng mol của urani \[{}_{92}^{235}U\] là 235 g/mol. Năng lượng tỏa ra khi 2 g urani \[{}_{92}^{235}U\] phân hạch hết là

Câu 34 [57871] - [Loga.vn]

Để phản ứng 4Be9 + γ→2.α + 0n1 có thể xảy ra, lượng tử γ phải có năng lượng tối thiểu là bao nhiêu? Cho biết, hạt nhân Be đứng yên, mBe = 9,01218u; mα = 4,0026u; mn = 1,0087u; 1uc2 = 931,5 MeV.

Câu 35 [46755] - [Loga.vn]

Rađi \[{}_{88}^{226}Ra\] là nguyên tố phóng xạ α. Một hạt nhân \[{}_{88}^{226}Ra\] đang đứng yên phóng ra hạt α và biến đổi thành hạt nhân con X. Biết động năng của hạt α là 4,8 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân (tính theo đơn vị u) bằng số khối của nó. Giả sử phóng xạ này không kèm theo bức xạ gamma. Năng lượng tỏa ra trong phân rã này là

Câu 36 [45294] - [Loga.vn]

Theo mẫu nguyên tử Bo năng lượng của các trạng thái dùng trong nguyên tử hidro có biểu thức En = -13,6/n2(eV) ( với n = 1,2,3….) . Chiếu vào khối khí hidro một chùm sáng gồm các photon có năng lượng: 8,36eV, 10,2eV và 12,75eV, photon không bị khối khí hấp thụ có năng lượng

Câu 37 [45982] - [Loga.vn]

Hạt nhân đứng yên phân rã β-, hạt nhân con sinh ra là có động năng không đáng kể. Biết khối lượng các nguyên tử 32P và 32S lần lượt là 31,97391 u và 31,97207 u, với 1 u = 931,5 MeV/$c^2$. Trong phân rã này, thực nghiệm đo được động năng của êlectrôn (tia β-) là 1,03518 MeV, giá trị này nhỏ hơn so với năng lượng phân rã, vì kèm theo phân rã β còn có hạt nơtrinô. Năng lượng của hạt nơtrinô trong phân rã này là

Câu 38 [45714] - [Loga.vn]

Biết khối lượng của proton, notron, hạt nhân ${}_{8}^{16}O$ lần lượt là 1,0073u; 1,0087u; 15,9904u và 1 u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân ${}_{8}^{16}O$ xấp xỉ bằng

Câu 39 [46459] - [Loga.vn]

Trong phản ứng tổng hợp Heli \[{}_{3}^{7}Li+{}_{1}^{2}H\to 2\left( {}_{2}^{4}He \right)+{}_{0}^{1}n\]+ 15,1 MeV, nếu có 2g He được tổng hợp thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước từ 00C? Lấy nhiệt dung riêng của nước 4200 \[\frac{J}{kg.K}\]

Câu 40 [34288] - [Loga.vn]

Hạt nhân mẹ X phóng xạ tạo thành hạt nhân con Y. Sự phụ thuộc số hạt nhân X và Y theo thời gian được cho bởi đồ thị. Tỷ số hạt nhân \[\frac{{{N}_{Y}}}{{{N}_{X}}}\] tại thời điểm t0 gần giá trị nào nhất sau đây ? 

Bảng xếp hạng
Đánh giá, bình luận
Không có đánh giá nào.
Bình luận Loga
0 bình luận
user-avatar
Bình luận Facebook