1 xe máy khởi hành từ hn đến nam định vs vận tốc 50km/h. sau đó 30 phút trên cùng tuyến đường ,1 ô tô xuất phát từ nam định đến hà nội vs vân tốc 60km/h.Biết quãng đường nam định hà nội dài 120km . hỏi sau bao lâu(kể từ khi xe máy khởi hành , hai xe gặp nhau ?

Các câu hỏi liên quan

BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm” a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b. Nhận xét cảnh thiên nhiên được miêu tả qua đoạn văn trên? BÀI TẬP 2: Cho đoạn văn: “Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sẵn đẫ săn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá đứng chảy đứt đuôi rắn(6). Dượng Hương Thư(7) đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã căm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp ch chú Hai và thằng Cù Lao(8) phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dương Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước(9). a. Khung cảnh thiên nhiên ở đây hiện ra khác hẳn với quang cảnh ở đoạn trên. b. Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả thiên nhiên khi vượt thác và nhận xét thiên nhiên ở đây? BÀI TẬP 3: Cho đoạn văn sau: “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” a. Chỉ ra các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nghệ thuật so sánh đó? b. Hãy viết chuỗi khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư. Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp nhân hóa . ( gạch chân và ghi chú thích )

Để khắc phục tình trạng sạt lở đất và lũ quét, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cần thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Trồng rừng phòng hộ ven biển. B. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. C. Đắp đê dọc các sông lớn. D. Xây dựng nhà máy thủy điện. 2 Ý nào sau đây là đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta? A. Có đồng bằng châu thổ rộng. B. Nhiều cao nguyên rộng lớn. C. Phần lớn là đồi núi thấp. D. Cao và đồ sộ nhất nước ta 3 Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc là do A. chế độ mưa theo mùa với mùa khô kéo dài. B. lãnh thổ hẹp ngang, núi lan ra sát biển. C. lãnh thổ mở rộng, thấp dần từ lục địa ra biển. D. địa hình núi cao chiếm ưu thế. 4 Nhận định nào sau đây phản ánh ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ đối với thiên nhiên nước ta? A. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao địa hình. B. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa vào sâu trong đất liền. C. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam. D. Cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. 5 Đặc điểm về chế độ nhiệt của khí hậu nước ta là A. dưới 230 C và giảm dần từ Bắc vào Nam. B. trên 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam. C. dưới 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam. D. trên 230 C và giảm dần từ Bắc vào Nam. 6 Sông nào sau đây thuộc hệ thống sông ngòi Bắc Bộ? A. Sông Ba. B. Sông Cả. C. Sông Thái Bình. D. Sông Đồng Nai. 7 Vĩ độ 230 23’B là điểm cực nào sau đây trên lãnh thổ phần đất liền của nước ta? A. Cực Tây. B. Cực Bắc. C. Cực Nam. D. Cực Đông. 8 Ranh giới của vùng núi Tây Bắc nằm ở A. phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. B. giữa sông Hồng và sông Cả. C. tả ngạn sông Hồng. D. phía Nam dãy Bạch Mã. 9 Loại đất phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng châu thổ nước ta là A. đất phù sa. B. đất mùn núi cao. C. đất feralit. D. đất mặn ven biển. 10 Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm khí hậu ở Hà Nội? A. Lạnh và mưa nhiều quanh năm. B. Nóng và mưa nhiều quanh năm. C. Mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, mưa nhiều. D. Mùa đông lạnh và mưa nhiều, mùa hạ nóng và mưa ít. 11 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết mùa bão ở miền khí hậu phía Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây? A. Tháng 6 đến tháng 9. B. Tháng 10 đến tháng 12. C. Tháng 8 đến tháng 11. D. Tháng 9 đến tháng 12. 12 Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của duyên hải Nam Trung Bộ? A. Cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Giáp với Campuchia. C. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. D. Giáp biển Đông. 13 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước do A. chịu sự tác động của độ cao địa hình. B. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc C. nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. D. vị trí phần lớn nằm sâu trong đất liền. 14 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, điểm giống nhau của hai trạm khí hậu Đà Nẵng và Nha Trang là A. thời gian mùa bão. B. cùng vĩ độ địa lí. C. biên độ nhiệt. D. thời gian mùa mưa 15 Cho bảng số liệu: Picture 4 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng ở Hà Nội, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Đường. B. Tròn. C. Cột. D. Kết hợp. 16 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nóng quanh năm do A. chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. B. nằm ở khu vực khí hậu cận xích đạo. C. tác động của dải hội tụ nhiệt đới. D. địa hình chủ yếu là đồng bằng thấp. 17 Nguyên nhân nào dưới đây khiến khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới? A. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. B. Vị trí thuộc bán đảo Đông Dương. C. Vị trí tiếp giáp với biển Đông. D. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. 18 Dạng địa hình nào sau đây chiếm ưu thế ở nước ta? A. Đồi núi thấp. B. Cao nguyên. C. Đồng bằng. D. Núi cao. 19 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu thuộc hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Mã. B. Sông Thái Bình. C. Sông Hồng. D. Sông Cả. 20 Đặc điểm địa hình nước ta cuối giai đoạn Cổ kiến tạo là A. đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ. B. hình thành các đồng bằng phù sa cổ. C. chịu tác động của nội lực nâng cao địa hình. D. bị ngoại lực bào mòn thành những bề mặt san bằng.