Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là 120m Chiều dài gấp 5 lần chiều rộng . Người ta dùng 70% diện tích để trồng hoa hồng . Tính diện tích trồng hoa hồng

Các câu hỏi liên quan

Để khắc phục tình trạng sạt lở đất và lũ quét, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cần thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Trồng rừng phòng hộ ven biển. B. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. C. Đắp đê dọc các sông lớn. D. Xây dựng nhà máy thủy điện. 2 Ý nào sau đây là đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta? A. Có đồng bằng châu thổ rộng. B. Nhiều cao nguyên rộng lớn. C. Phần lớn là đồi núi thấp. D. Cao và đồ sộ nhất nước ta 3 Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc là do A. chế độ mưa theo mùa với mùa khô kéo dài. B. lãnh thổ hẹp ngang, núi lan ra sát biển. C. lãnh thổ mở rộng, thấp dần từ lục địa ra biển. D. địa hình núi cao chiếm ưu thế. 4 Nhận định nào sau đây phản ánh ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ đối với thiên nhiên nước ta? A. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao địa hình. B. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa vào sâu trong đất liền. C. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam. D. Cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. 5 Đặc điểm về chế độ nhiệt của khí hậu nước ta là A. dưới 230 C và giảm dần từ Bắc vào Nam. B. trên 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam. C. dưới 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam. D. trên 230 C và giảm dần từ Bắc vào Nam. 6 Sông nào sau đây thuộc hệ thống sông ngòi Bắc Bộ? A. Sông Ba. B. Sông Cả. C. Sông Thái Bình. D. Sông Đồng Nai. 7 Vĩ độ 230 23’B là điểm cực nào sau đây trên lãnh thổ phần đất liền của nước ta? A. Cực Tây. B. Cực Bắc. C. Cực Nam. D. Cực Đông. 8 Ranh giới của vùng núi Tây Bắc nằm ở A. phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. B. giữa sông Hồng và sông Cả. C. tả ngạn sông Hồng. D. phía Nam dãy Bạch Mã. 9 Loại đất phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng châu thổ nước ta là A. đất phù sa. B. đất mùn núi cao. C. đất feralit. D. đất mặn ven biển. 10 Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm khí hậu ở Hà Nội? A. Lạnh và mưa nhiều quanh năm. B. Nóng và mưa nhiều quanh năm. C. Mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, mưa nhiều. D. Mùa đông lạnh và mưa nhiều, mùa hạ nóng và mưa ít. 11 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết mùa bão ở miền khí hậu phía Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây? A. Tháng 6 đến tháng 9. B. Tháng 10 đến tháng 12. C. Tháng 8 đến tháng 11. D. Tháng 9 đến tháng 12. 12 Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của duyên hải Nam Trung Bộ? A. Cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Giáp với Campuchia. C. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. D. Giáp biển Đông. 13 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước do A. chịu sự tác động của độ cao địa hình. B. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc C. nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. D. vị trí phần lớn nằm sâu trong đất liền. 14 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, điểm giống nhau của hai trạm khí hậu Đà Nẵng và Nha Trang là A. thời gian mùa bão. B. cùng vĩ độ địa lí. C. biên độ nhiệt. D. thời gian mùa mưa 15 Cho bảng số liệu: Picture 4 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng ở Hà Nội, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Đường. B. Tròn. C. Cột. D. Kết hợp. 16 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nóng quanh năm do A. chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. B. nằm ở khu vực khí hậu cận xích đạo. C. tác động của dải hội tụ nhiệt đới. D. địa hình chủ yếu là đồng bằng thấp. 17 Nguyên nhân nào dưới đây khiến khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới? A. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. B. Vị trí thuộc bán đảo Đông Dương. C. Vị trí tiếp giáp với biển Đông. D. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. 18 Dạng địa hình nào sau đây chiếm ưu thế ở nước ta? A. Đồi núi thấp. B. Cao nguyên. C. Đồng bằng. D. Núi cao. 19 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu thuộc hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Mã. B. Sông Thái Bình. C. Sông Hồng. D. Sông Cả. 20 Đặc điểm địa hình nước ta cuối giai đoạn Cổ kiến tạo là A. đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ. B. hình thành các đồng bằng phù sa cổ. C. chịu tác động của nội lực nâng cao địa hình. D. bị ngoại lực bào mòn thành những bề mặt san bằng.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7 Ôn luyện văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU (TIẾP THEO) Bài 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ ... loà nhoà ẩn hiện trong sơng mù và khói sóng ban mai." a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? b. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên? c. Hãy tìm 1 phép so sánh và nêu tác dụng. d. Hãy chỉ ra và phân tích thành phần của 1 câu trần thuật đơn có trong đoạn văn. Bài 2. Em hãy viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu để nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên và con người ở vùng sông nước Cà Mau, trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn (có gạch chân chú thích).

BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này trồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? b. Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn ngắn gọn. c. Chỉ ra câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó. d. Hãy viết một chuỗi khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Sông nước Cà Mau.” Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.( gạch chân dưới bp tu từ đó ) BÀI TẬP 2: Tìm phép so sánh trong các câu sau: a.“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tấ cả đêu lóng lánh, lung linh trong nắng. (Vũ Tú Nam) b.“Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi người Mèo đốt nương xuân.” (Nguyễn Tuân) c.Mùa xuân nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.” (Nguyễn Tuân) d.Bảy năm dằng dặc hơn hai ngàn ngày đêm, dài như một phần lịch sử. (Ma Văn Kháng) BTVN 3: Hãy trình bày tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau bằng một đoạn văn khoảng 8 câu: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.