Kim loại nào dưới đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường ? A. Na. B. Ba. C. Ca. D. Al
chọn D.
điều kiện thường chỉ các kim loại mạnh (Li + , Na, K, Rb, … Ca, Sr, Ba, …) tác dụng với nước
Phản ứng sau đây tự xảy ra : Zn + 2Cr3+ → Zn2+ + 2Cr2+ . Phản ứng này cho thấy :
A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+ .
B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+ .
C. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+ .
D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+
Oxi hóa anken A bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường axit sunfuric tạo thành một hỗn hợp đẳng mol của axit propionic CH3CH2COOH và axit cacbonic. Công thức cấu tạo của A là : A. CH3–CH=CH2 B. CH3-CH=CH–CH3 C. CH2=CH–CH2–CH3 D. (CH3)2C=CH2
Nitro hóa benzen bằng HNO3 thu được hai chất hữu cơ A, B hơn kém nhau một nhóm -NO2. đốt cháy hoàn toàn 2,34 g hỗn hợp A và B tạo thành CO2, H2O và 255,8 ml N2 (đo ở 27 oC và 740 mmHg). A và B là: A. nitrobenzen và o-đinitrobenzen B. nitrobenzen và m-đinitrobenzen C. m-đinitrobenzen và 1,3,5-trinitrobenzen D. o-ñinitrobenzen và 1,2,4-trinitrobenzen
để oxi hóa hoàn toàn 0,3 mol etilen bằng dung dịch KMnO4 0,2M (trong môi trường trung tính), thì thể tích dung dịch KMnO4 tối thiểu cần dùng là : A. 0,3 L B. 0,5 L C. 0,6 L D. 1,0 L
Cho dãy điện hóa :
Zn2+/Zn Fe2+/Fe Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+ Ag+/Ag Kim loại nào không phản ứng với dung dịch Fe(NO3)3 ? A. Zn B. Fe C. Cu D. Ag
So sánh năng lượng ion hóa (I) nào dưới đây là không đúng ? A. I1 (Na) < I1 (Li) B. I1 (Na) < I1 (Mg) C. I1 (Mg) < I1 (Al) D. I1 (Na) < I2 (Na)
Nhiệt phân hoàn toàn mỗi muối nitrat dưới đây trong các bình kín riêng biệt, không chứa không khí. Sau đó thêm dung dịch HNO3 đặc nóng vào sản phẩm thu được. Trường hợp muối nào có thoát khí màu nâu đỏ ? A. Fe(NO3)2 B. Fe(OH)2 C. FeSO4 D. Fe2(SO4)3
Nếu chỉ dùng hai thuốc thử để phân biệt bốn dung dịch mất nhãn sau đây : NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3 và NaNO2, thì không nên dùng (theo trật tự) : A. dung dịch HCl, dung dịch NaOH. B. dung dịch NaOH, dung dịch HCl. C. dung dịch HCl, dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3
Phần lớn kẽm được dùng cho ứng dụng :
A. bảo vệ bề mặt các vật làm bằng sắt thép, chống ăn mòn.
B. chế tạo các hợp kim có độ bền cao, chống ăn mòn.
C. chế tạo các pin điện hóa (như pin Zn-Mn được dùng phổ biến hiện nay).
D. chế tạo dây dẫn điện và các thiết bị điện khác
Hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp kim loại Ag và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 L khí duy nhất không màu (hóa nâu trong không khí). Khối lượng Ag trong hỗn hợp bằng : A. 16,2 gam. B. 19,2 gam. C. 32,4 gam. D. 35,4 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến