Bài 35. Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình? A. trội hoàn toàn. B. trội không hoàn toàn. C. Phân li. D. Phân li độc lập.
ĐÁP ÁN B
Bài 34. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? : ABCD. EFGH → ABGFE. DCH. :ABCD . EFGH → AD . EFGBCH. A. đảo đoạn chứa tâm động, đảo đoạn không chứa tâm động. B. đảo đoạn chứa tâm động, chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. chuyển đoạn chứa tâm động, đảo đoạn chứa tâm động. D. chuyển đoạn không chứa tâm động, chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Bài 33. Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Những giống cây ăn quả, không hạt thường là thể đa bội lẻ. B. Thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n +2. D. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bộisố của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.
Bài 32. Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. gen tăng cường. B. gen đa hiệu. C. gen trội. D. gen điều hòa.
Bài 31. Mã di truyền có mã mở đầu trên mạch gốc là: A. ATT. B. AUX. C. AUG. D. TAX.
Bài 30. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm: A. tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp. B. chủ yếu ở trạng thái dị hợp. C. đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Bài 29. Gen A đột biến thành a. Khi A và a cùng tự nhân đôi 3 lần thìsố nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen a ít hơn so với gen A là 14 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với A là A. mất 2 cặp nuclêôtit. B. thay thế 2 cặp nuclêôtit.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit. D. mất 1 cặp nuclêôtit.
Bài 28. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4 Aa : 0,6 aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là: A. 36%. B. 40%. C. 4%. D. 16%.
Bài 27. Nội dung nào sau đây là không đúng? A. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường. B. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc điều kiện môi trường. C. Trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng. D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
Bài 26. Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến gen. B. đột biến điểm. C. đột biến. D. thể đột biến.
Bài 25. Ở operon Lac, khi có đường lactozơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì lactozơ gắn với: A. vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành. B. prôtêin điều hòa làm kích hoạt tổng hợp prôtêin. C. prôtêin ức chế làm cho prôtêin ức chế bị bất hoạt. D. enzim ARN pôlimeraza làm kích hoạt enzim này.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến