Bài 20. Trường hợp nào dưới đây thuộc thể lệch bội? A. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST thuộc 1 cặp NST nào đó. B. Tế bào giao tử mang 2n NST. C. Tế bào giao tử mang n NST. D. Tế bào sinh dưỡng mang 2 NST thuộc 1 cặp NST nào đó.
A là dạng thể tam nhiễm thuộc đột biến lệch bội B là dạng đa bội C là dạng đa bội hoặc dạng lưỡng bội D là dạng lưỡng bội
Bài 19. Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể. B. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX. C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường. D. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia.
Bài 18. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. C. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polypeptit do gen đó tổng hợp.
Bài 17. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn nhiều so vớisinh vật nhân sơ vì A. tế bào nhân chuẩn có kích thước bé hơn tế bào nhân sơ. B. ở hầu hết nhân thực, tế bào có sự chuyên hóa về cấu tạo, phân hoá về chức năng. C. môi trường sống của tế bào nhân chuẩn biến đổi nhiều hơn so với tế bào nhân sơ. D. ở tế bào nhân chuẩn, mỗi gen phải đảm nhiệm nhiều công việc hơn.
Bài 16. Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac ở E.colikhông hoạt động? A. Khi trong tế bào không có lactose. B. Khi môi trường có hoặc không có lactose. C. Khi môi trường có nhiều lactose. D. Khi trong tế bào có lactose.
Bài 15. Cho các vai trò sau: Tổng hợp đoạn mồi. Tách hai mạch ADN thành hai mạch đơn. bộ ba mở đầu trên gen. Tháo xoắn phân tử ADN. Tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’-3’ dựa trên mạch khuôn có chiều từ 3’-5’. Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là:
Bài 14. Số bộ ba mã hoá không có ađênin là A. 16. B. 27. C. 37. D. 32.
Bài 13. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền Mã di truyền là mã bộ ba. Có tất cả 62 bộ ba. Có 3 mã di truyền là mã kết thúc. Có 60 mã di truyền mã hóa cho các axit amin Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X tạo ra tất cả 37 bộ ba không có nuclêôtit loại A. Tính đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là mỗi loàisử dụng một bộ mã di truyền riêng.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Bài 12. Loại đột biến nào sau đây được phát sinh trong quá trình nguyên phân A. Đột biến xoma và đột biến tiền phôi B. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi C. Đột biến giao tử và đột biến xoma D. Chỉ có đột biến xoma
Bài 11. Ở cà chua, gen A qui định màu quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định màu quả vàng. Cho cây quả đỏ thuần chủng 2n giao phấn với cây quả vàng 2n thu được F1. Xử lí cônsixin ở tất cả các cây F1 được tạo ra. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng khi nói về F1 nói trên? A. Đều là các thể dị hợp. B. Đều là các thể tam bội. C. Đều là các thể lưỡng bội. D. Đều là các thể dị bội.
Bài 10. Chiều dài đoạn ADN quấn quanh khối cầu histon trong cấu trúc nucleoxom là khoảng A. 496,4Å B. 140Å C. 146Å D. 992Å
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến