Tiến hành các thí nghiệm trong dung dịch: (1) Fe(NO3)2 + NaOH; (2) Fe(NO3)2 + HCl; (3) FeSO4 + AgNO3; (4) FeSO4 + H2S. Các thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học bao gồm
A. Chỉ (1)(2)(3). B. Chỉ (3)(4).
C. Chỉ (1)(4). D. Cả (1)(2)(3)(4).
Chỉ (1)(2)(3) có phản ứng:
Fe2+ + 2OH- —> Fe(OH)2
Fe2+ + H+ + NO3- —> Fe3+ + NO + H2O
Fe2+ + Ag+ —> Fe3+ + Ag
Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, tơ visco, nilon-6,6. Số lượng polime thiên nhiên và polime nhân tạo trong nhóm này là
A. 1 và 1. B. 2 và 1.
C. 1 và 2. D. 2 và 3.
Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Phát biểu nào không đúng về X?
A. X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
B. Dung dịch nước của X làm quỳ tím hóa xanh.
C. Công thức phân tử của X là C2H7N.
D. Tên gọi của X là etylamin.
Một hệ thống dùng để điều chế khí Y được mô tả như sau
Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Nếu chất X là Al thì khí Y là H2.
B. Khí Y được thu bằng phương pháp dời chỗ nước.
C. Trong quá trình nước bị dời chỗ, áp suất khí trong cốc bằng áp suất khí quyển bên ngoài.
D. Nếu chất X là NH4Cl thì khí Y là NH3.
Cho hỗn hợp X gồm 3,2 gam Cu và 24 gam Fe2O3 vào 800 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y bằng dòng điện có cường độ 5A trong t phút thu được 8,8 gam kim loại ở catot. Giá trị của t là
A. 193. B. 97. C. 194. D. 386.
Thực hiện các thí nghiệm (a) Nung nóng NaNO3. (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. (c) Cho bột CaF2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng. (g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. (h) Cho bột CuS vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Hòa tan m gam Al2O3 cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 0,4M. Cũng hòa tan m gam Al2O3 cần dùng vừa hết x gam dung dịch H2SO4 9,8%. Giá trị x là
A. 200. B. 300. C. 150. D. 100.
Cho các phát biểu liên quan đến NaHCO3: (1) NaHCO3 là một chất có tính lưỡng tính. (2) Dung dịch NaHCO3 có môi trường axit (pH < 7). (3) NaHCO3 bị phân hủy khi đun nóng. (4) NaHCO3 được điều chế bằng cách cho CO2 tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH. Số nhận xét đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Gọi x là số lượng các hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3H5Cl, y là số đồng phân có cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C4H10O. Tổng giá trị x + y là
A. 11. B. 7. C. 10. D. 9.
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 2M vào dung dịch Y gồm H2SO4 và Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của tổng số mol kết tủa thu được vào thể tích dung dịch X nhỏ vào được biểu diễn theo đồ thị bên dưới
Giá trị của x là
A. 70. B. 71. C. 72. D. 73.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến