Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 3,2 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được 46,68 gam muối khan. m có giá trị là:
A. 26,88 gam B. 33,28 gam
C. 30,08 gam D. 36,48 gam
Do HCl dư nên chất rắn không tan là Cu
Bảo toàn electron: nCu = nFe2O3 = x
—> nCuCl2 = x và nFeCl2 = 2x
—> 135x + 127.2x = 46,68
—> x = 0,12
m = 64x + 160x + 3,2 = 30,08
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 3,2 gam kim loại không tan và dung dịch X. Cho NH3 tới dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 16 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 25,6 B. 32 C. 19,2 D. 35,2
Hoà tan hết hỗn hợp bột gồm Cu, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Fe3O4 có cùng số mol bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 94,05 gam chất tan. Khối lượng FeCl2 trong dung dịch Y là :
A. 50,80 gam B. 25,40 gam
C. 60,96 gam D. 45,72 gam
Hòa tan hỗn hợp X gồm Al và Fe nặng 22 gam vào 400ml dung dịch HCl 1,5M. Chứng tỏ rằng hỗn hợp X không tan hết
Cho các cặp chất sau đây: dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch HCl (1), CO2 và dung dịch Na2CO3 (2), dung dịch KHSO4 và dung dịch HCl (3), dung dịch NH3 và AlCl3 (4), SiO2 và dung dịch HCl (5), C và CaO (6). Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học (điều kiện cần thiết có đủ) là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho 100 ml dung dịch gồm MgCl2 1M và AlCl3 2M tác dụng với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,85M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,05. B. 15,6. C. 17,5. D. 21,4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến