Cho m gam một oxit sắt phản ứng vừa đủ với 0,2 mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 448 ml khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m là
A. 6,40. B. 9,28. C. 8,64. D. 11,60.
Bảo toàn S —> nFe2(SO4)3 = 0,06
Bảo toàn electron —> nFexOy = 2nSO2 = 0,04
Số Fe = x = 0,06.2/0,04 = 3
—> Oxit là Fe3O4 (0,04 mol)
—> m = 9,28 gam
Cho 7,56 gam peptit X (C6H11O4N3) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y. Phần trăm khối lượng của muối trong rắn Y là
A. 74,8%. B. 64,2%. C. 78,4%. D. 60,6%.
Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 6,46 gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí H2 (đktc). Trung hòa dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa H2SO4 0,5M và HCl 1M, tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị m là
A. 11,72. B. 13,14. C. 16,98. D. 15,56.
Hỗn hợp X chứa ancol metylic và axit oxalic. Cho x gam X tác dụng với Na dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Nếu đốt cháy hết x gam X bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được lượng kết tủa là
A. 70,92. B. 35,46. C. 47,28. D. 23,64.
Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng
A. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.
B. xuất hiện kết tủa màu xanh.
C. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.
D. xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó tan dần.
Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được m1 gam dung dịch, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m1 và m2 là
A. 18,20 gam và 14,20 gam.
B. 18,20 gam và 16,16 gam.
C. 22,60 gam và 16,16 gam.
D. 7,10 gam và 9,10 gam.
Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau: (1) NaHSO4 + NaHSO3; (2) Na3PO4 + K2SO4; (3) AgNO3 + FeCl3; (4) Ca(HCO3)2 + HCl; (5) BaHPO4 + H3PO4; (6) NH4Cl + NaOH (đun nóng); (7) Ca(HCO3)2 + NaOH; (8) NaOH + Al(OH)3; (9) KOH + NaCl. Số phản ứng xảy ra là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Cho các cặp ion sau trong dung dịch: (1) H+ và HCO3-, (2) AlO2– và OH–, (3) Mg2+ và OH–, (4) Ca2+ và HCO3–, (5) OH– và Zn2+, (6) K+ và NO3–, (7) Na+ và HS–, (8) H+ + AlO2–. Những cặp ion nào phản ứng được với nhau?
A. (1), (2), (4), (7). B. (1), (2), (3), (8).
C. (1), (3), (5), (8). D. (2), (3), (6),(7).
Nung hỗn hợp X gồm N2 và H2 trong một bình kín với bột Fe thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi đối với H2 là 3,75. Dẫn hỗn hợp khí Y đi qua ống sứ có chứa m gam CuO đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m – 12,8) gam chất rắn Z và 20 gam hỗn hợp khí và hơi T. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 10%. B. 20%. C. 15%. D. 25%.
Cho các chất: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
Cho dãy các chất sau: SO2, H2SO4, KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến