Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10^-4M. Sau khi mở nút chai để hở trong không khí 1 thời gian pH của rượu vang giảm đi. Hỏi nồng độ H+ của rượu khi đó có thể bằng bao nhiêu? A. 1,1.10^-3M. B. 3,0.10^-4M C. 5,0.10^-5M D. 3,2.10^-4M.
pH giảm nên nồng độ H+ tăng lên —> Chọn A
Cho phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + NO2 + N2O + H2O. (Biết tỉ lệ mol NO : NO2 : N2O = 3 : 4 : 2) Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là:
A. 120 B. 126 C. 134 D. 138
Cho m gam hỗn hợp gồm K và Al2O3 tan hết trong H2O thu được dung dịch X và 2,8 lít khí (đktc). Cho 150ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi phản ứng kết thúc thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 34,8 gam B. 17,4 gam C. 38,4 gam D. 19,2 gam
Hòa tan hoàn toàn 27,54 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe(OH)2 vào 142,8 gam dung dịch HNO3 45% thu được dung dịch Y (không chứa NH4+). Cho Y phản ứng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 3M, thu được kết tủa E và dung dịch Z. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 27,6 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 68,22 gam hỗn hợp chất rắn khan. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 13,6% B. 13,9% C. 13,7% D. 13,8%
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,48% theo khối lượng) trong dung dịch chứa 5,36 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 260,3 gam muối clorua, đồng thời thoát ra 20,16 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 10/3. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng xuất hiện kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 59,2 gam rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây:
A. 35% B. 25% C. 45% D. 15%
Cho các nguyên tố X1 (Z = 12), X2 (Z = 18), X3 (Z = 14), X4 (Z = 30). Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là:
A. X1, X2, X4 C. X1, X4
B. X1, X2 D. X1, X3
Cho từ từ 500 ml dung dịch HCl 2M vào 500 ml dung dịch X chứa Na2CO3 (x mol) và NaHCO3 (y mol), thấy thoát ra 13,44 lít khí ( đktc). Nếu cho từ từ 500ml dung dịch Y chứa Na2CO3 (y mol) và NaHCO3 (x mol) vào 500ml dung dịch HCl 1M thì cũng thu được 13,44 lít khí (đktc). Giá trị x và y lần lượt là : A. 0,3 và 0,6 C. 0,15 và 0,3 B. 0,4 và 0,8 D. 0,16 và 0,32
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam Ag. Cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng liên tiếp và 8,256 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, mạch hở. Công thức của 2 ancol là
A. C3H7OH và C4H9OH B. C4H9OH và C5H11OH
C. C2H5OH và C3H7OH D. CH3OH và C2H5OH
Cho 1,68 gam Fe vào 200ml hỗn hợp dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,16M và AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A và dung dịch B.
a) Tính khối lượng chất rắn A.
b) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch B. Giả sử thể tích dung dịch không đổi.
Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:
A. a = b B. b ≤ a C. b = 2a D. a = 2b
Cho 400 gam dung dịch NaOH 10%. Xác định khối lượng Na2O cần cho thêm vào dung dịch để thu được NaOH C% là:
a, 15%
b, 50%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến